Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thế thái nhân tình
    Chuyện đời (thế thái) và tình người (nhân tình). Chỉ hiện trạng cuộc sống nói chung.
  2. Văn mình, vợ người
    Do câu Tự kỉ văn chương, tha nhân thê thiếp, nghĩa là văn của mình (thì hay), vợ của người khác (thì đẹp).
  3. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Chuối cau
    Loại chuối quả nhỏ và mập (trông giống quả cau), khi chín vỏ vàng, thịt thơm và hơi nhão.

    Chuối cau

    Chuối cau

  5. Cá bò
    Tên chung của một số loài cá biển như cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò gai, cá bò da đá... Những loại cá này đều có thân hình to bản, da dày cứng, nhưng thịt rất thơm ngon.

    Cá bò hòm

    Cá bò hòm

  6. Rắn hổ
    Tên chung của một số loài rắn độc. Ở Việt Nam, họ rắn hổ gồm 9 loài: rắn cạp nia thường, rắn cạp nia nam, rắn cạp nia bắc, rắn cạp nong, rắn hổ mang, đẻn gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang xiêm.

    Rắn cạp nia

    Rắn cạp nia

  7. Vông nem
    Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…

    Hoa và lá vông nem

    Hoa và lá vông nem

  8. Chánh ca Đông
    (1900 - 1957) Một nghệ nhân hát bội nổi tiếng trước đây. Ông tên thật là Dương Chi, sinh quán Tuy Phước, Bình Định, nhờ tài hát bội mà được phong chức chánh ca toàn tỉnh, tên thường gọi là Chánh ca Mi hoặc Chánh ca Đông (gọi theo tên con trai). Trước khi nổi tiếng là một kép hát có tài, Chánh ca Đông chuyên đóng các vai đào chính: Nguyệt cô (Nguyệt cô mắt ngọc), Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình), Trần Thị Lan Anh (Hộ Sinh đàn), Trại Ba (Ngũ Hổ)... Sau này ông nổi tiếng nhờ biểu diễn nhiều vai kép võ: Địch Thanh (Ngũ Hổ), Đổng Kim Lân (Sơn Hậu), Đào Phi Phụng (Đào Phu Phụng hồi 2), Lã Bố (Phụng Nghi Đình), Tiết Giao (Nguyệt cô mắt ngọc)... Ông thiện sử dụng nhiều loại binh khí, vũ đạo rất đẹp, tròn trĩnh, điêu luyện.
  9. Lý Phụng Đình
    Tên một vở tuồng của tác giả Nguyễn Trọng Trì, rất nổi tiếng trước đây, kể về một chàng trai tên là Lý Phụng Đình. Cha mẹ mất sớm, chàng được Thiện Công đem về nuôi và cho ăn học. Khi phản thần Thái Lăng cướp ngôi vua, Thiện Công bị hạ ngục, Lý Phụng Đình đi tìm anh tài cứu nước. Chàng thi đỗ Trạng nguyên, lập kế cứu được Thiện Công, rồi cùng với nghĩa quân tiêu diệt phản tặc, giúp nhà vua khôi phục đất nước.
  10. Phụng Nghi Đình
    Cũng gọi là Lã Bố hí Điêu Thuyền, tên một vở tuồng (chuyển thể thành cải lương) rất nổi tiếng trước đây, có nội dung xoay quanh bi kịch của nhân vật Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Nghe lời cha nuôi là quan Tư Đồ Vương Doãn, Điêu Thuyền giả vờ cùng lúc yêu cả hai cha con Đổng Trác và Lã Bố nhằm chia rẽ hai người. Đây là tích truyện nổi tiếng, đã được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng và công diễn thành công.

    Xem vở tuồng Phụng Nghi Đình.

  11. Cẩm lai
    Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...

    Bộ bàn ghế bằng gỗ cẩm lai

    Bộ bàn ghế bằng gỗ cẩm lai

  12. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  13. Ăn nễ
    Ăn cơm không (không có đồ ăn).
  14. Nhân Lý
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Xã Cao Nhân nổi tiếng với làng nghề trồng cau truyền thống. Hầu hết người dân ở đây làm nghề trồng, sấy và buôn bán cau.
  15. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  16. Tam Đa
    Một địa danh nay thuộc xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  17. Đại Hòa
    Tên một thôn nay thuộc xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
  18. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  19. Bánh canh
    Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.

    Bánh canh Trảng Bàng

    Bánh canh Trảng Bàng

  20. Chánh tổng
    Gọi tắt là chánh, chức quan đứng đầu tổng. Cũng gọi là cai tổng.
  21. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  22. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  23. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  24. Vạn Giã
    Một địa danh nay là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hoà. Về du lịch, nơi đây có chùa Tổ đình Linh Sơn gần 300 tuổi, hằng năm có rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội. Vịnh Vân Phong và bãi biển Đại Lãnh cũng thuộc khu vực này.

    Biển Đại Lãnh

    Biển Đại Lãnh

  25. Trà Ô Long
    Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.

    Trà Ô Long

    Trà Ô Long

  26. Bình Định
    Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...

    Bình Định

    Bình Định

  27. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bát Bồng.
  28. Buồn như trấu cắn
    Chỉ cảm giác ngứa ngáy, nhột nhạt khi tiếp xúc với trấu (bị trấu cắn). Từ buồn hiện nay thường bị hiểu nhầm thành "buồn bã."