Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chợ Sò
    Chợ cũ, họp tạm (nay không còn nữa), thuộc thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  2. Chó đá
    Tượng đá tạc hình chó, thường đặt trước cổng nhà, đền chùa, hoặc đặt trên bệ thờ, cùng có mục đích là để cầu phúc, trừ tà. Đây là một phong tục đặc thù trong tín ngưỡng của người Việt.

    Chó đá canh trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Phương.

    Chó đá canh trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Phương.

  3. Đánh chó đá vãi cứt
    Chỉ hạng bủn xỉn, hà tiện quá đáng. Tương tự như câu "Vắt cổ chày ra nước."
  4. Cuốc
    Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  5. Xuất gia
    Rời khỏi gia đình (từ Hán Việt).
  6. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  7. Tam Tầng
    Cũng gọi là Tam Từng, một ngọn núi nay thuộc xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: "Núi Tam Tầng ở xã Nam Ngạn (nay là xã Quang Châu) cách huyện lị Việt Yên 9 dặm về phía đông, ba tầng núi chồng chất lên, trên có chùa cổ, bên cạnh là đường cái quan…" Tại đây đã xảy ra nhiều trận chiến giữa quân ta và giặc ngoại xâm phương Bắc vào các thời nhà Lý, Trần, Lê.
  8. Cỏ may
    Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.

    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)

    Cỏ may

    Cỏ may

  9. Sơn Tây
    Một địa danh ở Bắc Bộ, nay là thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Vào thế kỉ 15, đây là trấn sở Sơn Tây, đổi thành tỉnh Sơn Tây vào năm Minh Mệnh thứ hai (1832). Sơn Tây nổi tiếng có làng Đường Lâm, quê hương của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng, nên gọi là đất hai vua.

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

  10. Bìm bìm
    Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.

    Bìm bìm

    Bìm bìm

  11. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Jê-cờ-ri
    Tôi viết (từ tiếng Pháp J'écris).
  13. Ăng-voa
    Gửi (từ tiếng Pháp envoie).
  14. Me xừ
    Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
  15. Di-đăng
    Công sứ (từ tiếng Pháp résident).
  16. Tú xon
    Cô đơn, một mình (từ tiếng Pháp tout seul).
  17. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  18. Đờ-puy
    Từ khi (từ tiếng Pháp depuis).
  19. Nô-xờ
    Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
  20. Ê-loa-nhê
    Xa cách (từ tiếng Pháp éloigné).
  21. Cu-tô
    Con dao (từ tiếng Pháp couteau).
  22. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  23. La cua
    Cái sân (từ tiếng Pháp la cour).
  24. Mút
    Rêu (từ tiếng Pháp mousse).
  25. Luyn
    Mặt trăng (từ tiếng Pháp lune).
  26. La săm
    Buồng (từ tiếng Pháp la chambre).
  27. A-mi
    Bạn thân, bạn gái (từ tiếng Pháp amie).
  28. Sơ-mi
    Nghĩa gốc là áo lót (từ tiếng Pháp chemise). Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước.
  29. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  30. Lơ li
    Cái giường (từ tiếng Pháp le lit).
  31. Biếng ba
    Xanh xao (từ tiếng Pháp bien pale).
  32. Pơ-răng qua
    Lấy gì (từ tiếng Pháp prendre quoi).
  33. Uyn lét
    Một lá thư (từ tiếng Pháp une lettre).
  34. Ca-đô
    Quà (từ tiếng Pháp cadeau).
  35. Ba-tô
    Tàu thủy (từ tiếng Pháp bateau).
  36. Lác-mơ
    Nước mắt (từ tiếng Pháp larme).
  37. Hồ Trúc Bạch
    Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

  38. Xi vu lét-xê moa
    Nếu anh để lại cho tôi (từ tiếng Pháp si vous laissez moi).
  39. Bông cờ
    Lòng tốt (từ tiếng Pháp bon cœur).
  40. Ta xơ
    Chị gái của anh (từ tiếng Pháp ta sœur).
  41. Ơ-rơ
    Sung sướng (từ tiếng Pháp heureux).
  42. Lơ roa
    Vua (từ tiếng Pháp le roi).
  43. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  44. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  45. 23 tháng Tám là ngày âm lịch; tháng Mười là dương lịch, cách nhau hơn một tháng.
  46. Theo Hoàng Ngọc Phách thì Nguyễn Thị Thời là tên một người phụ nữ quê ở Hải Phòng cưới chồng Tây, theo chồng lên Bắc Ninh. Được ít lâu thì chồng về Tây, cô nhờ người viết hộ một lá thư (cô nói ra, người viết ghi vào giấy), sau thành bài ca dao truyền miệng này.
  47. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  48. Hom
    Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
  49. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  50. Lạt
    Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  51. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  52. Có bản chép: chuyện.
  53. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  54. Lãnh nợ
    Trả nợ hoặc vay mượn giúp người khác. Có bản chép: gánh nợ, giải nợ.
  55. Gác cu
    Bẫy chim cu bằng lồng bẫy có sử dụng chim mồi.

    Bẫy cu bằng lồng có chim mồi

    Bẫy cu bằng lồng có chim mồi

  56. Cầm chầu
    Trong các buổi hát ả đào, hát ca trù, hát bội thời xưa, có một người chuyên đánh tiếng trống khen hoặc chê sau mỗi câu hát, gọi là người cầm chầu. Người cầm chầu phải là người rất am hiểu về nghệ thuật hát.

    Quan viên cầm chầu trong một canh hát

    Quan viên cầm chầu trong một canh hát

  57. Gọi làm mai là ngu vì khi cuộc hôn nhân không được hạnh phúc, người mai mối thường bị "đổ thừa."
    Gọi lãnh nợ là ngu vì nếu người vay quỵt nợ thì người lãnh nợ phải trả nợ thay.
    Gọi gác cu là ngu vì đây là một công việc vất vả cực nhọc, tốn rất nhiều thời gian, lại nguy hiểm, dễ bị côn trùng và rắn độc cắn.
    Gọi cầm chầu là ngu vì việc hay dở là tùy vào cảm thụ của mỗi người, rất khó làm vừa lòng tất cả.
  58. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  59. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  60. Đồng Khánh
    (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.

    Vua Đồng Khánh

    Vua Đồng Khánh

  61. Hàm Nghi
    (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi là vị vua yêu nước, chủ trương chống Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger (thủ đô xứ Algérie), tại đây ông sống đến năm 1943 thì qua đời vì bệnh ung thư dạ dày.

    Vua Hàm Nghi

    Vua Hàm Nghi

  62. Đồng Khánh ở giữa chỉ kinh đô Huế, nơi giặc Pháp đã chiếm được. Hàm Nghi hai đầu chỉ những vùng có phong trào Cần Vương từ Quảng Trị, Quảng Bình ra Bắc và từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận.
  63. Tô mộc
    Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.

    Cây vang

    Cây vang

    Gỗ vang

    Gỗ vang

  64. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  65. Sông Thao
    Tên gọi của sông Hồng, đoạn từ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến "ngã ba sông" ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô và sông Đà đổ vào sông Hồng. Sông Thao gắn liền với những chiến công oai hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
  66. Vũ Yển
    Một làng nay là xã Vũ Yển thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Thao. Làng xưa còn được gọi là làng Ẻn hoặc phố Ẻn.
  67. Kim Tiên
    Tên một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên núi Bình An, xưa thuộc ấp Bình An, huyện Hương Thủy, nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế.

    Chùa Kim Tiên

    Chùa Kim Tiên

  68. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  69. Khoai hà
    Khoai bị bệnh đốm đen, khi luộc không mềm, vị đắng không ăn được, còn gọi là khoai rím.
  70. Sùng
    Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
  71. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
  72. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.