Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tày
    Bằng (từ cổ).
  2. Ba đông
    Ba mùa đông, tức ba năm.
  3. Quần Phương trung, Quần Phương thượng, và Phương Đê đều là các địa danh thuộc tổng Quần Phương (tên cũ là Quần Anh), nay thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Quần Phương trung có nghề làm thợ mộc, Quần Phương thượng có nghề cắt may, và Phương Đê có nghề nề, đắp tượng.
  4. Niết bàn
    Dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa, một khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, chỉ trạng thái giác ngộ, không còn vướng mắc với những ràng buộc của thế gian (tham, sân, si, dục vọng, khổ não...), đoạn tuyệt với nghiệp và không còn chịu quy luật nhân duyên.
  5. Cửa tam quan
    Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.

    Cổng tam quan chùa Láng

    Cổng tam quan chùa Láng

  6. Sứ
    Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
  7. Tây đề chữ, sứ treo bồ chỉ việc thực dân Pháp xây trụ, cắm mốc trên các đồi cao để đo đạc.
  8. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  9. Quản
    E ngại (từ cổ).
  10. Chành rành
    Còn gọi chành ràng, chằn rằn, một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ có vỏ trắng, lá vò ra có mùi thơm, thường mọc trên các đồi cát dọc bờ biển. Lá, vỏ, gỗ và hạt chành rành đều được làm vị thuốc Đông y. Ở một số nơi người ta cũng bó chành rành làm chổi quét sân, làm roi trị tội trẻ con.

    Lá và hoa chành rành

    Lá và hoa chành rành

  11. Chạp mả
    Một phong tục của dân ta, thường hàng năm vào tháng chạp âm lịch, người ta đi thăm và sửa sang lại mồ mả người thân trong gia đình.
  12. Tròng
    Ghe, thuyền nhỏ.
  13. Khăn bìa đôi
    Loại khăn lớn hình chữ nhật, có bốn cạnh viền bằng cách cặp một nẹp vải khác màu gập lại và may cho khăn khỏi sút sổ.
  14. Đông liễu tây đào
    Cây liễu ở phía đông, cây đào ở phía tây. Cụm từ này thường dùng để chỉ đôi trai gái.
  15. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  17. Bạc Liêu
    Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
  18. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).