Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  2. Bình phong
    Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.

    Bình phong tứ quý (mai, lan, cúc, trúc)

    Bình phong tứ quý (mai, lan, cúc, trúc)

  3. Chiếu miến
    Loại chiếu nhỏ sợi, nằm êm.
  4. Xuyến
    Loại vải dệt bằng tơ tằm có cát nổi ngang, mỏng hơn the trơn và thoáng trông tựa mành mành do sợi dày xen lẫn sợi thưa.
  5. The
    Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.

    Áo dài the

    Áo dài the

  6. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  7. Gò Nổi
    Tên một gò đất nằm giữa hai nhánh ở hạ lưu sông Thu Bồn, gồm ba xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong, thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa tơ tằm và được coi là đất địa linh nhân kiệt vì sản sinh ra rất nhiều các nhà yêu nước, nhà khoa học, trí thức nổi tiếng: Trần Cao Vân, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Lê Đình Dương, Phan Thành Tài, Phan Thanh, Phan Khôi, Hoàng Tụy...

    Cánh đồng ở vùng Gò Nổi

    Cánh đồng ở vùng Gò Nổi

  8. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  9. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  10. Tiết Nhơn Quý
    Một danh tướng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hóa kinh kịch Trung Quốc. Hình ảnh Tiết Nhơn Quý được thần thoại hóa thành "tướng tinh cọp trắng" và có nhiều câu chuyện dân gian xung quanh nhân vật này.

    Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.

  11. Ma Thiên Lãnh
    Tên một ngọn núi được nhắc đến trong tác phẩm Tiết Nhơn Quý Chinh Đông, trên có một sơn trại do hai tướng Châu Văn và Châu Võ trấn giữ. Tiết Nhơn Quý đánh chiếm trại này, đồng thời cùng với hai tướng kết nghĩa anh em.
  12. Bạch giáp, bạch bào
    Giáp trắng, áo bào trắng.
  13. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  14. Mực thước
    Nghĩa đen là dây mực và thước mà thợ mộc thường dùng để in đường thẳng. Nghĩa bóng là khuôn phép, chuẩn mực.
  15. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  18. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  19. Tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, hằng năm từ mùng 4 đến mùng 7 có hội đua ghe hàng năm, sau đó là hội dội bòng. Người ta xây một lễ đài để làm lễ gọi là “nhà trò,” trước nhà trò trên bãi biển rộng, ở hai đầu bãi dựng hai cây tre có ngọn, cao chừng 4 mét, trên mỗi cây tre có treo một giỏ tre, trong khi diễn ra cuộc chơi thì hai phe cử hai người giữ hai cột tre của nhau, để mỗi khi quả bòng được dồi vào thì cố lắc mạnh để quả bòng khó lọt được vào giỏ tre, nếu người phe nào giành được quả bòng và ném lọt vào giỏ tre của phe mình là xem như thắng cuộc.
  20. Sông Lam
    Còn gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả, một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chính sông Lam chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển tại cửa Hội.

    Sông Lam

    Sông Lam

  21. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Hát phường vải
    Còn gọi ví phường vải, một loại hình hát ví đặc biệt trong dân ca của vùng Nghệ An, gắn liền với các phường vải của các cô gái xứ Nghệ, nhất là các vùng Nghi Xuân, Kì Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh); Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An). Đề tài hát phường vải thường xoay quanh chuyện tình yêu, hỏi thăm tên tuổi, thử tài kiến thức... Hát phường vải thường có các nhà nho tham gia ứng tác và đối đáp, vừa thể hiện tình cảm vừa thể hiện trí tuệ. Nhà cách mạng Phan Bội Châu thời trẻ cũng là người hát phường vải rất tài.

    Xem phóng sự Hát phường vải xứ Nghệ.

  23. Đây là lời đối đáp trong hát phường vải để nhắc nhở nhau tôn trọng lề lối, phép tắc của cuộc hát, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, tỏ sự bình đẳng trong quan hệ với bạn hát.

    Đọc thêm Giới tính và quan hệ giữa các vai giao tiếp trong hát phường vải Nghệ Tĩnh.

  24. Cầm cân nảy mực
    Trước đây khi xẻ gỗ (theo bề dọc), để xẻ được thẳng, người thợ cầm một cuộn dây có thấm mực tàu, kéo dây thẳng ra và nảy dây để mực dính vào mặt gỗ, tạo thành một đường thẳng. Cầm cân nảy mực vì thế chỉ việc bảo đảm cho sự ngay thẳng, công bằng.