Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hẹ
    Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.

    Bông hẹ

    Bông hẹ

  2. Gối loan
    Gối của vợ chồng. Xem thêm chú thích loan.
  3. Kỷ trà
    Bàn nhỏ bằng gỗ, thấp, thường được chạm trổ tinh vi. Người xưa khi uống trà thường đặt tách và ấm trà lên trên kỷ.

    Bộ kỷ trà

    Bộ kỷ trà

  4. Có bản chép: may rủi một chồng.
  5. Xanh
    Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.

    Cái xanh đồng.

    Cái xanh đồng.

  6. Hút xách
    Hút thuốc phiện, nghiện ngập, một trong tứ đổ tường. Cũng viết là hút sách. Theo Vương Hồng Sển: xách chỉ một động tác của người nghiện á phiện đó là: Tay xách bàn đèn. Xách là cầm, là mang bằng tay, đơn giản thế thôi, cho việc di chuyển trang thiết bị của hút thuốc phiện. Có người cho rằng chữ xách chỉ là tiếng đệm đôi cho có vần.
  7. Gia Định tam hùng
    Danh hiệu người đời phong tặng cho ba vị danh tướng của vua Gia Long gồm: Đỗ Thành Nhơn, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh.
  8. Võ Tánh
    Danh tướng triều Nguyễn dưới thời Nguyễn Ánh. Ông có công giúp Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập.

    Năm 1800, ông và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ thành Bình Định. Thành bị hai đại tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây suốt 18 tháng liền. Đến ngày 7/7/1801, nhắm không cầm cự được nữa, ông cho người trao Trần Quang Diệu bức thư xin tha chết cho quân sĩ trong thành, rồi sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, châm ngòi tự vẫn.

    Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thành Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng" (ba người hùng đất Gia Định). Ông giữ chức Hậu quân nên nhân dân yêu mến gọi ông là quan Hậu, hoặc ông Hậu.

    Lăng Võ Tánh

    Lăng Võ Tánh

  9. Đỗ Thành Nhơn
    Cũng gọi là Đỗ Thanh Nhơn (Nhân), một danh tướng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh cuối thế kỉ 18. Ông cùng với Võ Tánh và Châu Văn Tiếp được người đương thời xưng tụng là "Gia Ðịnh tam hùng."
  10. Nguyễn Huỳnh Đức
    Danh tướng và khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong số các võ quan cao cấp đầu triều Nguyễn, từng giữ chức Tổng trấn của cả Bắc Thành lẫn Gia Định Thành. Trước ông có tên là Huỳnh Tường Đức, sau nhờ lập được nhiều công lao nên được ban quốc tính họ Nguyễn, từ đó ông có họ kép là Nguyễn Huỳnh.

    Lăng và mộ của Nguyễn Huỳnh Đức

    Lăng và mộ của Nguyễn Huỳnh Đức

  11. Quyên sinh
    Bỏ thân mình, tự tử.
  12. Bát giác
    Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
  13. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  14. Ba Gò
    Một địa danh nằm giữa hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời xa xưa, đây là vùng cây cối rậm rạp, có nhiều giặc cướp và thú dữ.
  15. Mù u
    Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.

    Trái mù u

    Trái mù u

    Hoa mù u

    Hoa mù u

     

  16. Đây vốn là hai câu thơ của nhà thơ Kiên Giang:

    Ong bầu đậu đọt mù u
    Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn

  17. Thắt cổ bồng
    Eo thót ở giữa như cổ trống bồng.
  18. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  19. Đại hà
    Sông lớn (từ Hán Việt).
  20. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  21. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  22. Mắc
    Bận làm một việc gì đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  24. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Tháp Cánh Tiên
    Còn có tên gọi là tháp Đồng, một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Đồ Bàn, nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, thuộc phong cách Bình Định và có một phần ảnh hưởng từ kiến trúc Khmer do thời kì này có sự giao lưu thường xuyên giữa vương quốc Khmer và Chăm Pa.

    Tháp Cánh Tiên

    Tháp Cánh Tiên

  26. Thiềng
    Thành (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).