Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có bản chép: bứt.
  2. Công bất thành, danh bất đáo
    Công phu không thành, danh vị không đạt tới.
  3. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  4. Tái sở hồi gia: Hiểu nôm na là quay về quê nhà, ở đây chỉ việc cô gái này bị chồng bỏ.
  5. Không có con.
  6. Giừ
    Giờ, bây giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  8. Mộ
    Mến phục.
  9. Cộ
    Cũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Trai (gái) tơ
    Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
  11. Hộ
    Nhà cửa (từ Hán Việt).
  12. Hôn
    Lễ cưới, việc cưới hỏi (chứ Hán 昏).
  13. Điền
    Ruộng đất (chữ Hán 田).
  14. Thổ
    Đất đai (từ Hán Việt).
  15. Câu này có ý nói những việc xích mích về nhà cửa, cưới hỏi, ruộng vườn, đất đai sinh ra thù oán muôn đời.
  16. Giần
    Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó

    (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  17. Chích
    Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Cả tiếng
    Lớn tiếng, nói lớn.
  19. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  20. Phong Điền
    Địa danh nay là một huyện của thành phố Cần Thơ.
  21. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  22. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  23. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  24. Quất
    Trong Nam gọi là cây tắc, cây hạnh, loại cây thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), quả giống như quả cam nhưng nhỏ hơn, thường được trồng làm cây cảnh hay bonsai. Ở ta, quất được coi là biểu tượng của may mắn nên thường hay được trưng vào dịp Tết. Quất có thể dùng làm mứt, thức uống giải khát và vị thuốc Đông y.

    Vườn quất ở Văn Giang (Hưng Yên)

    Vườn quất ở Văn Giang (Hưng Yên)

  25. Trồng cây đức
    Làm nhiều việc phúc đức. Gọi là "trồng cây" vì người xưa cho rằng tổ tiên làm nhiều điều thiện thì con cháu sẽ được hưởng phúc, giống như trồng cây thì được quả. Chữ đức ở đây là để chơi chữ với hạnh ở câu trên (còn có nghĩa là nết tốt).
  26. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  27. Chao
    Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
  28. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  29. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  30. Gáo
    Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.

    Gáo

    Gáo

  31. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  32. Vu Lan
    Tên đầy đủ là Vu Lan Bồn, lễ hội báo hiếu của Phật giáo được tổ chức ở một số nước Á Đông vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Những người tham gia lễ hội Vu Lan ở Việt Nam, người nào còn mẹ được cài trên ngực một bông hồng vàng, người không còn mẹ cài một bông hồng trắng. Xem thêm bài Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
  33. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  34. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  35. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi