Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  2. Cô mình phách ba: cô gái giữ chân chèo thứ ba.
  3. Sai
    Gửi đi, cắt đi làm việc gì. Từ đó có các từ khâm sai (chức quan lớn lãnh mệnh đi làm việc gì), thừa sai (người lãnh việc sai phái), phụng sai (vâng lãnh việc sai phái)...
  4. Xiên lỗ mũi để dắt đi như trâu bò.
  5. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  6. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  7. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh
    Đường không đi không đến được, chuông không đánh không kêu được. Nguyên trích từ sách Tăng quảng hiền văn (tuyển tập những câu ngạn ngữ dân gian của Trung Quốc): "Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh."
  9. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  10. Trí tri
    Biết rõ, suy xét thấu đáo (chữ Hán).
  11. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  12. Chu
    Một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ 1122 TCN đến 249 TCN, nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần. Đây là triều đại tồn tại lâu nhất của Trung Quốc.
  13. Liềm
    Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.

    Cái liềm

    Cái liềm

  14. Bí ngô
    Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.

    Bí đỏ

    Bí đỏ

  15. Trách
    Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
  16. Chim khách
    Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.

    Chim khách

    Chim khách

  17. Ăn mày đánh đổ cầu ao
    Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  18. Cò ma
    Một loại cò có bộ lông trắng, mỏ vàng và chân màu vàng xám. Trong mùa sinh sản, chim trưởng thành chuyển sang màu cam trên lưng, ngực và đầu, còn mỏ, chân và mắt chuyển màu đỏ.

    Cò ma

    Cò ma

  19. Cà rà
    Loanh quanh, nấn ná bên cạnh (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  21. Hương nguyền
    Nén hương thắp lúc thề nguyền.

    Mất người còn chút của tin
    Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
    Mai sau dù có bao giờ
    Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
    Trông ra ngọn cỏ lá cây
    Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

  22. Nghĩa binh
    Binh lính tình nguyện sung vào quân ngũ để chiến đấu cho nghĩa lớn (đánh kẻ tàn bạo, chống quân xâm lược...)
  23. Ruộng bờ, cờ xe
    Bờ ruộng có vai trò rất quan trọng, cũng như quân xe trong cờ tướng.