Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  2. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  3. Ve
    Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
  4. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  5. Lang Sa
    Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  6. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  7. Bất phú bất bần
    Không giàu không nghèo.
  8. Rú rừng
    Rừng núi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Biện
    Lo liệu, chuẩn bị.
  10. Cỗ
    Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.

    Mâm cỗ

    Mâm cỗ

  11. Rạng
    Sáng tỏ.
  12. Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí
    Ngọc không mài giũa thì không thành món đồ (trang sức), người không học thì không hiểu lí lẽ. Đây là một câu trong Lễ Ký, một trong Ngũ Kinh.
  13. Đá kêu, rêu mọc
    Chậm chạp hoặc chậm trễ thái quá.
  14. Khôn
    Khó mà, không thể.
  15. Toan
    Tính toán.
  16. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  17. Có bản chép: mảng.
  18. Sông Hương
    Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  19. Ngự Bình
    Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn HếnCồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.

    Sông Hương - núi Ngự

    Sông Hương - núi Ngự

  20. Bình Định
    Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...

    Bình Định

    Bình Định

  21. Có bản chép: hai.
  22. Năm dòng sông chảy
    Năm dòng sông lớn cắt ngang địa hình Bình Định theo hướng Tây – Đông: Sông Hà Thanh, sông Côn, sông La Tinh, sông Lại Giang và sông Tam Quan.
  23. Có bản chép "ba" hoặc "bảy."
  24. Anh hào
    Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.

    Đường đường một đấng anh hào,
    Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

    (Truyện Kiều)

  25. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  26. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Rị
    Dị (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  28. Hiền thê
    Vợ hiền (từ Hán Việt).
  29. Tiểu thiếp
    Vợ lẽ (từ Hán Việt).
  30. Bồng bồng
    Bồng khoai, có nơi gọi là dải khoai, ngó khoai - một phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa (giống khoai thường trồng dưới nước, ven bờ ao hồ, để lấy thân và lá nấu cám cho lợn ăn). Khi dùng bồng bồng để nấu canh cho người ăn, trước hết phải ngắt ra từng đoạn ngắn rồi ngâm nước muối cho hết ngứa.

    Canh bồng nấu tôm

  31. Có bản chép: sớm hôm.
  32. La Cả
    Tên Nôm là kẻ La, một làng nay thuộc địa phận phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, nằm trong vùng “Bảy làng La ba làng Mỗ” ở phía tây thành Thăng Long xưa. La Cả từ xưa nổi tiếng là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là một trong “tứ danh hương” của huyện Từ Liêm ngày trước. Theo các nguồn tài liệu thì làng có 7 người đỗ đại khoa qua các kỳ thi trong chế độ phong kiến.
  33. Dưa khú
    Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
  34. Cửa biển
    Nơi sông chảy ra biển, thuyền bè thường ra vào.
  35. Lái buôn
    Người chuyên nghề buôn bán lớn và buôn bán đường dài.
  36. Đùa
    Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
  37. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  38. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.