Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  2. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
  3. Lỗ Ban
    Được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có nguồn dẫn rằng ông là một thợ mộc rất giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN), tên là Ban, nên gọi là Lỗ Ban (ông Ban người nước Lỗ). Theo dân gian, trong nghề mộc có “bùa Lỗ Ban” do những người thợ mộc dùng ếm cho chủ nhà phải gặp tai ương.
  4. Phù Mỹ
    Một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Thắng cảnh của Phù Mỹ tuy hoang sơ nhưng đẹp như: Chùa Hang, Giếng Tiên, di tích lịch sử đèo Nhông, đặc biệt phía đông là một vùng biển đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi đến cửa Hà Ra.
  5. Phù Cát
    Một huyện miền biển thuộc tỉnh Bình Định. Huyện có nhiều cảnh đẹp như bãi biển Cát Tiến, Đề Gi, suối nước nóng Hội Vân chùa Ông Núi... nổi tiếng nhất có lẽ là hòn Vọng Phu ở Núi Bà. Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát Trung Chánh, gạch ngói Gia Thạnh, làng muối Đức Phổ, nước mắm cá cơm Đề Gi, đá mĩ nghệ Cát Tường...

    Biển Trung Lương (Cát Tiến)

    Biển Trung Lương (Cát Tiến)

  6. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  7. Bình Khê
    Tên cũ của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

    Bảo tàng Quang Trung thuộc Tây Sơn, Bình Định

    Bảo tàng Quang Trung thuộc Tây Sơn, Bình Định

  8. Lang linh
    Nghĩa gần giống như lênh đênh, nhưng còn hàm ý lang thang, đủng đỉnh.
  9. Vời
    Khoảng giữa sông.
  10. Kỳ lân
    Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  11. Chữ đức 德 bên trái có chữ xích 彳(bước ngắn), đọc gần với chữ "chích," bên phải từ trên xuống dưới có chữ thập 十 (mười), tứ 四 (bốn), nhất 一 (một), và tâm 心 (tim).
  12. Sinh đồ
    Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
  13. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  14. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  15. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  16. Tiến sĩ
    Học vị được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần, những người đỗ Tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
  17. Trạng nguyên
    Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
  18. Bảng nhãn
    Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến, dưới Trạng nguyên và trên Thám hoa.
  19. Bài vè này nói về truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh.
  20. Ống nhổ
    Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).

    Ống nhổ

    Ống nhổ

  21. Thuyền bá
    Thuyền nhỏ làm bằng gỗ cây bá (cây bách), trong văn chương thường để chỉ người phụ nữ thủ tiết thờ chồng.
  22. Ăn sẻ sẻ đẻ ông voi
    Ăn ít thua nhiều (cờ bạc).
  23. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  24. Đôi
    Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
  25. Mách
    Nói cho người khác biết. Như méc.
  26. Ngồi lê đôi mách
    La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
  27. Phủ
    Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  28. Phú quý
    Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
  29. Vinh hoa
    Vẻ vang, được hưởng sung sướng về vật chất (từ Hán Việt).
  30. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  31. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  32. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  33. Gàu giai
    Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

    Tát nước bằng gàu giai

    Tát nước bằng gàu giai

  34. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  35. Thuốc phiện
    Trước đây thường được gọi là á phiện, loại thuốc được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc, có công dụng giảm đau và còn được dùng pha trộn để hút tiêu khiển. Một số loại á phiện có khả năng gây nghiện như moóc-phin và hê-rô-in.

    Người hút á phiện ở Bắc Kỳ (Le Tonkin) thời Pháp thuộc - những năm 1970

    Người hút á phiện ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc - những năm 1870

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

  36. Yên Thái
    Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.

    Làng Bưởi ngày xưa

    Làng Bưởi ngày xưa