Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hạnh
    Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnhnết tốt.
  2. Vông nem
    Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…

    Hoa và lá vông nem

    Hoa và lá vông nem

  3. Xuất phát từ hiện tượng thực: cứ đến ngày “mồng năm tháng năm” hàng năm, lươn dù lớn dù bé cứ gặp rắn là mềm nhũn ra không bò được nên bị rắn bắt. Dân gian dùng hiện tượng này để ám chỉ những kẻ không hiểu sao lại tự dưng đem nạp mình cho kẻ khác vô điều kiện.
  4. Chợ Phố Châu
    Chợ thuộc địa phận Phố Châu, nay là thị trấn huyện lỵ của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Phố Châu ngày nay

    Chợ Phố Châu ngày nay

  5. Chợ Choi
    Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Chợ Choi ngày nay

    Chợ Choi ngày nay

  6. Văn tế
    Hay tế văn, một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, công đức của người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình (theo Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).

    Đọc văn tế

    Đọc văn tế

  7. Văn bia
    Một bài văn vần được khắc lên một tấm đá đúc với ý xưng tụng, kỉ niệm hoặc đánh dấu.

    Văn bia đề tên tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1727)

    Văn bia đề tên tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1727)

  8. Khôn văn tế, dại văn bia
    Văn tế thường được viết ra giấy để đọc trong đám tang, xong rồi đốt đi nên không ai nhớ. Văn bia khắc lên đá nên khó mất, phải chịu nhiều đàm tiếu thế gian.
  9. Văn ai
    Bài văn khóc thương người chết.
  10. Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  11. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  12. Con đĩ đánh bồng
    Cũng gọi là múa bồng, một trong những điệu múa cổ nhất của Thăng Long xưa, do đàn ông giả gái biểu diễn. Người múa vừa dùng hai tay đánh vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo vừa phải thể hiện sự lẳng lơ, ve vãn những thanh niên rước kiệu nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Điệu múa này nay vẫn được biểu diễn trong các lễ hội cổ truyền.

    Múa bồng

    Múa bồng

    Xem một điệu múa bồng trên YouTube.

  13. Có ý kiến cho rằng đây là Cù thị, từng là vợ lẽ của Thái tử Anh Tề (cháu bốn đời của Triệu Đà), sau được phong làm hoàng hậu. Cù thị tư thông với sứ giả nhà Hán là Thiếu Quý, lập mưu toan dâng nước ta cho nhà Hán thì bị tể tướng Lữ Gia phát hiện và giết chết.
  14. Canh Hoạch
    Tên nôm là Kẻ Vác hay làng Vác, làng cổ nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng nổi tiếng với nghề làm quạt giấy.

    Phơi quạt

    Phơi quạt

  15. Cù nèo
    Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
  16. Bình Đông
    Một địa danh nay thuộc quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực đóng vai trò quan trọng với Sài Gòn - Chợ Lớn hình thành cách đây 200 năm. Tại đây có chợ Bình Đông, một ngôi chợ tấp nập, trên bến dưới thuyền.

    Chợ hoa ở bến Bình Đông

    Chợ hoa ở bến Bình Đông

  17. Chợ Lớn
    Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.

    Chợ Bình Tây ngày trước

    Chợ Bình Tây ngày trước

  18. Xóm Củi
    Địa danh xưa là một ấp, nay là tên đường tại phường 11, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Có tên như vậy vì trước đây khu vực này chuyên bán củi đun bếp. Tại đây có các địa danh liên quan như chợ Xóm Củi, rạch Xóm Củi, cầu Xóm Củi...

    Rạch Xóm Củi ngày xưa

    Rạch Xóm Củi ngày xưa

  19. Chợ Đũi
    Còn bị đọc trệch thành chợ Đuổi, ra đời đầu thế kỷ 19 tại phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, bán các thứ hàng thô dệt bằng tơ gốc (đũi). Năm 2005, chợ này đã bị giải tỏa.

    Chợ Đũi ngày xưa qua tranh kí họa

    Chợ Đũi ngày xưa qua tranh kí họa

  20. Trát
    Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
  21. Điếm
    Từ Hán Việt, nghĩa rộng là hàng quán, nhà trọ...
  22. Tòng tam tụ ngũ
    Tụ tập đông người. Một thành ngữ tương đương là Tụm năm tụm bảy.
  23. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  24. Có bản chép: mứt (mứt: vót nhọn, vạt nhọn).
  25. Núi Thiên Bút
    Một ngọn núi nhỏ nằm ở địa phận xã Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Núi cao 60m, hình chóp nón, trên núi nhiều cây, trông xa tựa như ngọn bút lông chỉ lên trời. Về phía đông núi có hòn Nghiên tựa như nghiên mực. Vào buổi chiều tà có dải mây thấp thoáng in bóng đàn nhạn bay qua đỉnh núi, người xưa thường bảo ấy là lúc “Thiên Bút phê vân” (bút trời viết lên mây). Núi tượng trưng cho văn khí của Quảng Ngãi. Hiện nay trên đỉnh núi còn dấu tích một đền tháp Champa cổ.

    Núi Thiên Bút

  26. Quán Đàng
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Nam núi Thiên Bút, gần cầu Bàu Giang. Tục truyền xưa kia nơi ấy có một quán nhỏ bên đường mà khách bộ hành xuôi ngược thường dừng lại nghỉ chân, uống bát nước chè xanh, bàn đôi câu chuyện vãn. Cái tên Quán Đàng sinh ra từ đó.