Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khế
    Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.

    Lá và hoa khế

    Lá và hoa khế

    Quả khế

    Quả khế

  2. Bông
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Mắt phượng
    Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
  4. Mày ngài
    Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.
  5. Tính danh
    Họ tên (từ Hán Việt).
  6. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  7. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  8. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  9. Lặt
    Nhặt (phương ngữ).
  10. Khe Cả
    Một đoạn truông ngắn chạy giữa rừng, trên con đường ngựa trạm thời nhà Nguyễn, đi ngang qua núi Bà Đặng tới suối Khe Cả thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Trước đây khu vực này rất hoang sơ, nhiều thú dữ.
  11. Đèo Tùm Lum
    Một con đèo nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Đèo gồm những đồi dốc nhỏ, nằm sát biển, bên ngoài đèo Đá Dăm trên hướng từ Mũi Điện Kê Gà đi Phan Thiết. Ngày xưa đây là khu vực hoang sơ, ít người dám đi, nhưng những năm gần đây thì đèo đã được cải tạo thành khu nghỉ dưỡng.

    Đèo Tùm Lum

    Đèo Tùm Lum

  12. Long Thủy
    Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn ThanHòn Dứa.
  13. Cháu bà nội, tội bà ngoại
    Con đẻ ra mang họ nội, nhưng khi cần trông nom lại thường nhờ vả về bên ngoại.
  14. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  15. Kẻ Mỏ
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  16. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Rọng
    Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Rú ri
    Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  19. Quê anh chàng này ở làng Phú Nghĩa (Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Theo phép chiết tự, chữ phú 富 bao gồm “giằng đầu” 宀, nhất 一, khẩu 口, điền 田, chữ nghĩa 義 có thảo 艹, vương 王, và ngã 我.
  20. Chác
    Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
  21. Gá đầu
    Chụm đầu vào nhau, tỏ thái độ âu yếm (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Lục tàu xá
    Một món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa. Theo tiếng Quảng Đông, lục tàu xá (lục đậu sa) có nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn, vì món này nấu từ đậu xanh xát vỏ, bột báng, trần bì, đường cát. Lục tàu xá có dạng đặc, màu vàng sánh, hiện vẫn được bán nhiều ở các khu vực có đông người Hoa sinh sống.

    Lục tàu xá

    Lục tàu xá

  23. Cô-le
    Trường trung học (theo âm tiếng Pháp collège).
  24. Xỏ lá ba que
    Có ý kiến cho rằng thành ngữ này xuất phát từ một trò chơi ăn tiền, trong đó kẻ chủ trò nắm trong tay một cái lá có xỏ một cái que, đồng thời chìa ra hai que khác. Ai rút được que xỏ lá là được cuộc, còn rút que không lá thì phải trả tiền. Tuy vậy, kẻ chủ trò luôn mưu mẹo khiến người chơi bao giờ cũng thua. Vì thế người ta gọi nó là thằng xỏ lá hoặc thằng ba que.

    Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc của thành ngữ này.

  25. Xe
    Ống dài dùng để hút thuốc lào hay thuốc phiện. Ống cắm vào điếu bát để hút thuốc lào được gọi là xe điếu hoặc cần hút. Ống để hút thuốc phiện gọi là xe lọ.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  26. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  27. Sườn
    Sờn (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  29. Mạ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).