Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  4. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)

  5. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  6. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Thạch Hà
    Tên một huyện duyên hải thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh nằm ngay giữa và chia huyện thành hai phần Đông và Tây.
  8. Trượng phu
    Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
  9. Nhu
    Mềm mại, hiền lành (từ Hán Việt).
  10. Lủi
    Chui, lẩn, giấu mặt.
  11. Non Bồng
    "Non Bồng nước Nhược," ý nói cõi tiên, cảnh tiên. "Non Bồng" dịch từ "Bồng sơn," ngọn núi trên đảo Bồng Lai. Tương truyền, Bát Tiên (tám vị tiên trong thần thoại Trung Quốc, gồm: Hán Chung Li, Lã Động Tân, Tào Quốc Cữu, Trương Quả Lão, Lam Thái Hòa, Lý Thiết Quài, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô) ở trong tám động trên đảo Bồng Lai. "Nước Nhược" dịch từ "nhược thủy," nghĩa là nước yếu. Tương truyền, quanh đảo Bồng Lai là biển Nhược Thủy, nước ở đây yếu đến nỗi không đỡ nổi một hạt cải, nghĩa là bỏ hạt cải trên biển Nhược Thủy thì hạt cải chìm xuống.

    Bát tiên

    Bát tiên

  12. Sơn cước
    Chân núi, hoặc miền núi nói chung.
  13. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  14. Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  15. Uống nhiều nước được coi là biểu hiện của làm việc nhiều, vì làm việc nhiều thì mồ hôi ra nhiều, cơ thể cần nước để bù lại. Lười biếng thì tìm cách trốn tránh công việc bằng mọi lí do mà lí do không thể trì hoãn là đại tiện.
  16. Có bản chép: chảy.
  17. Vàm Tháp
    Tên một con rạch chảy qua địa phận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
  18. Áo song khai
    Một loại áo rất phổ biến trong thời nhà Nguyễn. Áo trơn không thêu, tay chẽn, vạt trước xẻ từ thân giữa trở xuống, khi mặc phải thả thắt lưng xuống chính giữa để che phần dưới.
  19. Quần lá hẹ
    Quần có đường viền rất nhỏ (như lá hẹ).
  20. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. To mồm tốn nước chấm
    Khoa trương, khoác lác nhưng chẳng được tích sự gì (chỉ tốn nước chấm).
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).