Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lý Thần phi
    Một phi tần của vua Tống Chân Tông đời nhà Tống, Trung Quốc. Trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc, Lý Thần phi nổi tiếng với câu chuyện "Dùng ly miêu đánh tráo thái tử," theo đó khi bà sinh hạ thái tử thì Lưu Hoàng hậu cùng hoạn quan Quách Hòe đánh tráo thái tử bằng một con ly miêu (con lửng), nói rằng "Lý thị sinh hạ yêu nghiệt." Bà bị đuổi khỏi cung, lưu lạc mấy mươi năm, đến cuối đời mới gặp được Bao Công và được minh oan.
  2. Bao Công
    Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.

    Một hình vẽ Bao Công

    Một hình vẽ Bao Công

  3. Dao phay
    Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.

    Dao phay dùng trong bếp

    Dao phay dùng trong bếp

  4. Vờ
    Còn gọi là con vờ vờ, con phù du, một loại côn trùng có cánh chỉ sống trong khoảng vài phút tới vài ngày sau khi đã trưởng thành và chết ngay sau giao phối và đẻ trứng xong. Điều đáng ngạc nhiên là ấu trùng vờ lại thường mất cả năm dài sống trong môi trường nước ngọt để có thể trưởng thành. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông hoặc trên mặt nước, bị các loài cá ăn thịt. Từ đó có thành ngữ "Xác như (xác) vờ, xơ như (xơ) nhộng" để chỉ sự rách nát, cùng kiệt.

    Con vờ

    Con vờ

  5. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  6. Chạy như cờ lông công
    Cờ lông công là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hoả tốc (có nguồn nói cờ làm bằng lông gà, lông công là nói cho vần hoặc là từ láy). Chạy như cờ lông công là chạy như người lính trạm cầm cờ lông công, chuyển đệ tin tức quân sự khẩn cấp, ngày nay chỉ việc chạy tất tả ngược xuôi.
  7. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Cậu
    Cách gọi các hoàng thái tử trong triều đình nhà Nguyễn.
  9. Ống đồng
    Cũng gọi là ống xì đồng, loại ống rỗng, làm bằng đồng, dùng để săn chim chóc bằng cách nhét phi tiêu một đầu và thổi mạnh vào đầu kia để bắn phi tiêu ra. Trẻ em ngày xưa cũng chơi ống đồng, nhưng thay phi tiêu bằng cục đất sét.

    Thổi ống đồng

    Thổi ống đồng

  10. Lộ
    Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
  11. Mương
    Đường nước do con người đào để dẫn nước.

    Mương nước

    Mương nước giúp tưới tiêu ruộng lúa

  12. Sông Cầu
    Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

  13. Bài ca dao này ca ngợi nét duyên dáng của người con gái vùng Sông Cầu, Phú Yên.
  14. Dọi
    Chiếu, rọi.
  15. Bển
    Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Thất thế
    Mất thế lực, mất chỗ tựa. Từ chữ Hán thất 失 (mất) và thế 勢 (thế lực).
  18. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  19. Nghĩa là: Núi không cao, sông không sâu, nam gian trá, nữ hoang dâm. Câu thành ngữ được cho là nói về Huế.
  20. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  21. Bờ Hồ
    Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...

    Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
    Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ

    (Vũ Bằng)

    Bến xe điện Bờ Hồ

    Bến xe điện Bờ Hồ

  22. Thạch tín
    Cũng gọi là nhân ngôn (vì chữ tín 信 gồm chữ nhân 亻và chữ ngôn 言 ghép lại), là tên gọi chung của một số hỗn hợp chứa chất Asen (Arsenic) và hợp chất của Asen với Oxy, rất độc, nhưng đồng thời là một vị thuốc trong đông y.
  23. Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
    Bốn người được cho là giàu nhất Sài Gòn (cũng như cả Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương) vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20:

    - Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
    - Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
    - Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
    - Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.

    Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).

  24. Có bản chép: nhỏ.
  25. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng