Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gập ghình
    Gập ghềnh (phương ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
  2. Mướp
    Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.

    Giàn mướp

    Giàn mướp

  3. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  4. Yến sào
    Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.

    Yến sào

    Yến sào

  5. Hòn Nội
    Một hòn đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa, cùng với Hòn Ngoại (nằm ở ngoài) là hai hòn đảo có nhiều tổ yến nhất. Ngoài ra Hòn Nội còn là nơi có bãi tắm đôi rất độc đáo.

    Bãi tắm đôi ở Hòn Nội

    Bãi tắm đôi ở Hòn Nội

  6. Ninh Hòa
    Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Huyện Ninh Hòa nằm ngay sát bờ biển, từ xưa đã nổi tiếng với hai đặc sản là nem và vịt. Nhất là ở làng Phú Hòa (xã Ninh Quang), nhờ có cánh đồng trũng đất đai phì nhiêu, nên nuôi vịt rất dễ, vịt chóng lớn, thịt mềm ngon.

    Vịt trên cánh đồng Ninh Hòa

    Vịt trên cánh đồng Ninh Hòa

  7. Tôm hùm
    Loại tôm biển có hai càng rất lớn. Thịt tôm hùm rất ngon và quý, từ xưa đã được coi là "vua của các loại hải sản."

    Tôm hùm Bình Ba - đặc sản Khánh Hòa

    Tôm hùm Bình Ba - đặc sản Khánh Hòa

  8. Bình Ba
    Một hòn đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản tôm hùm, ngày xưa là món tiến vua. Đây cũng là một điểm đến du lịch với những bãi tắm rất đẹp: bãi Chướng, bãi Cây Me, bãi Nhà Cũ, bãi Bồ Đề, bãi Nồm...

    Đánh bắt tôm hùm trên đảo Bình Ba

    Đánh bắt tôm hùm trên đảo Bình Ba

    Bãi chướng trên đảo Bình Ba

    Bãi Chướng trên đảo Bình Ba

  9. Diên Khánh
    Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản khô nai. Tại đây cũng có thành cổ Diên Khánh, được Nguyễn Ánh cho xây dựng sau khi giành lại vùng đất này từ tay nhà Tây Sơn.

    Thành cổ Diên Khánh

    Thành cổ Diên Khánh

  10. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  11. Võ Cạnh
    Một ngôi làng thuộc thôn Võ Dõng, nay nằm ở phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ở đây nổi tiếng với đặc sản cá tràu và di tích bia Võ Cạnh, được cho là bia kí bằng tiếng Phạn đầu tiên của Đông Nam Á.

    Bia Võ Cạnh

    Bia Võ Cạnh

  12. Sò huyết
    Một loại sò, có tên như vậy vì có huyết đỏ. Sò huyết là một loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng, cháo sò huyết... Ngày xưa sò huyết còn dùng để tiến vua.

    Sò huyết

    Sò huyết

  13. Thủy Triều
    Một làng ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với món đặc sản sò huyết. Sò huyết ở Thủy Triều được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai.
  14. Có bản chép: Từ đây.
  15. Có bản chép: cùng.
  16. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  17. Hoằng Hóa
    Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm bên cửa Lạch Hới, nơi sông Mã đổ ra biển Đông.
  18. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  19. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  20. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  21. Kim Bồng
    Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).

    Làng mộc Kim Bồng

    Làng mộc Kim Bồng

  22. Trà Nhiêu
    Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.

    Đường làng Trà Nhiêu

    Đường làng Trà Nhiêu

  23. Tày
    Bằng (từ cổ).
  24. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  25. Thị
    Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.

    Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
    (Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)

    Quả thị trên cây

    Quả thị

  26. Muôn
    Mười nghìn (từ cũ), đồng nghĩa với vạn.
  27. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  28. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  29. Dẫn cưới
    Đưa lễ đến nhà gái để xin cưới.
  30. Kia (phương ngữ Trung Bộ).