Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là "đến."
  2. Tổng
    Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
  3. Con người ta xa nhau thì sinh niềm thương nhớ mà muốn đi đến thăm nhau (vì đi xa nên thành ra mỏi chân), còn khi gần nhau lâu ngày dễ có tranh chấp này nọ, rồi thành khinh nhờn nhau, sinh cãi cọ (mỏi miệng).
  4. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  6. Chết chủ
    Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Câu này ý chỉ thói đời xu nịnh, hòng lợi mới tỏ vẻ tình nghĩa.
  8. Vượt cạn
    Chỉ việc sinh nở.
  9. Nón cụ
    Loại nón quai thao dùng cho cô dâu đội ngày trước.
  10. Lóng
    Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Vừng
    Đồ đan bằng tre giống cái sàng, nhưng lỗ nhỏ hơn để lọc cám gạo. Có nơi phát âm là dừng.
  12. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  13. Tày
    Bằng (từ cổ).
  14. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  15. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Trùng phùng
    Gặp lại nhau (từ thường dùng trong văn chương).

    Trùng phùng dầu họa có khi
    Thân này thôi có còn gì mà mong

    (Truyện Kiều)

  17. Thủ Dầu Một
    Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, và cũng là tên cũ của tỉnh này. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong cuốn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học thì địa danh Thủ bao gồm từ tố thủ (trước chỉ đồn canh, sau chỉ một chức vụ người đứng đầu một thủ) và dầu một do địa phương này ngày xưa có một cây dầu cao vượt hẳn những cây dầu khác trong vùng.
  18. Trà Vinh
    Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

  19. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  20. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  21. Trên răng dưới dái
    Chỉ (người đàn ông) nghèo khổ hoặc vô tích sự, không có gì ngoài những thứ có sẵn (răng và dái).
  22. Cát tút
    Vỏ đạn, tiếng lóng chỉ dương vật. Từ này có gốc từ từ tiếng Anh cartouche, cũng được phiên âm thành ca tút hoặc cà tút.
  23. Gà mái đẻ xong, nhảy ở ổ xuống bao giờ cũng kêu "cục tác." Thành ngữ này thường dùng để nói việc chính mình làm lỗi mà lại rêu rao đòi bắt kẻ làm lỗi.