Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  3. Câu này nhắc chuyện tể tướng Nguyễn Quán Nho. Tương truyền ngày ông vinh quy bái tổ về làng, mặc cho các quan lại hàng tổng hàng huyện chuẩn bị đón rước, mẹ ông vẫn bình thản ra ao làng vớt bèo về nuôi lợn. Khi lý trưởng mời bà về dự lễ rước, bà nói:

    - Ừ, nó đỗ thì tôi cũng mừng. Nhưng chẳng biết từ nay nó còn nhớ gì đến cảnh vớt bèo nuôi lợn này không?

    Nguyễn Quán Nho nghe kể lại, vội cởi áo mũ, cởi giày, xắn quần ra ao làng cầm gậy vớt đầy rổ bèo đem về nhà rồi mời mẹ ra đình làng làm lễ.

  4. Thuyền bồng
    Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
  5. Chạnh lòng
    Do cảm xúc mà thấy gợi lên trong lòng một tình cảm, ý nghĩ nào đó, thường là buồn.
  6. Tóc hai vòng
    Phụ nữ Nam Bộ khi vấn tóc thường vấn một vòng nếu tóc ngắn và ít, tóc dài thì vấn hai vòng rồi mới nhét mối, giúp mái tóc nhìn to dày và đẹp, ít bung mối.
  7. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Nồi bộng
    Nồi đất cỡ to, miệng rộng (phương ngữ).
  9. Lưa
    Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Sùng
    Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
  11. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  12. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Hàm Ninh
    Tên một làng chài nằm trên bờ biển phía Ðông đảo Phú Quốc, nay là một xã thuộc huyện đảo này, đồng thời là một điểm đến du lịch có tiếng.

    Làng chài Hàm Ninh

    Làng chài Hàm Ninh

  14. Ke
    Từ dùng kèm với từ khác, hàm ý chê bai, coi thường, như xạo ke, dóc ke, nói lẽ ke... (phương ngữ Nam Bộ).
  15. Xứ Đoài
    Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  16. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  17. Câu này nói về vua Bảo Đại. Tên chữ Hán của Bảo Đại là 保大, trong đó chữ 保 có thể chiết thành 人 (nhân - người) và 呆 (ngốc). 保大 vì thế trở thành 人保大, có thể diễn dịch nôm na là "người rất ngu ngốc."
  18. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  19. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  20. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  21. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  22. Mụ o
    Em gái của chồng (cũng như bà cô).
  23. Ông chú
    Em trai của chồng.
  24. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  25. Bìm bịp
    Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.

    Một con bìm bịp

    Một con bìm bịp

  26. Đạo hằng
    Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
  27. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).