Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nhãn lồng
    Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên

  2. Đôi
    Ném, liệng (phương ngữ).
  3. May váy phòng khi cả dạ
    Khi may váy nên may rộng rãi để phòng lúc có mang (cả dạ) mặc vẫn vừa. Nghĩa rộng: Làm việc gì cũng nên có tính toán trước các tình huống.
  4. Xống
    Váy (từ cổ).
  5. Cộ
    Xe tay, xe bò (từ cũ). Ngựa cộ là ngựa kéo xe.
  6. Dùng đũa cả (đũa bếp) xới cơm đang nấu trong nồi cho mau khô, chín cơm.
  7. Xà bần
    Đồ phế thải như gạch ngói, vôi vữa... từ các công trình xây dựng, cũng có thể hiểu rộng là rác rến. Từ này có gốc từ tiếng Trung Quốc thập bình 什平, nghĩa là "nhiều món trộn lẫn với nhau," dùng chỉ đồ ăn vụn, đồ thừa.
  8. Nhưn
    Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
  9. Vá quàng
    Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
  10. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  11. Lính thú
    Lính đi đóng đồn, canh phòng ở các vùng biên giới.
  12. Ải
    Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.

    Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng

  13. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  14. Đát được thì đươn
    Đươn (đan) và đát là hai công đoạn bắt buộc người làm nghề đan phải biết. Nghĩa rộng của câu này nhằm nói: Cần phải nắm chắc các công đoạn cần thiết của một việc gì rồi mới bắt tay vào làm, nếu không thì việc sẽ thành dang dở.

    Tấm mê

    Tấm mê

  15. Mủng
    Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  17. Hà Lờ
    Một địa danh thuộc quận Hiếu Xương trước đây, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  18. Vịt
    Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
  19. Phủ Khoái
    Ngày nay là xã Đại Hưng của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Người dân ở đây có nghề đóng gạch thuê.
  20. Lộ
    Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
  21. Mương
    Đường nước do con người đào để dẫn nước.

    Mương nước

    Mương nước giúp tưới tiêu ruộng lúa

  22. Có bản chép "Tình cờ."
  23. Chữ điền
    Chữ 田 (ruộng). Mặt chữ điền tức là mặt cương nghị (nam) hoặc phúc hậu (nữ).
  24. Trạo
    Rang thóc tươi trong chảo lớn cho khô (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).