Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ba chớp ba nháng
    (Hành động khi) Không thấy rõ, không rõ sự tình.
  2. Thầy giỏi và nghiêm khắc thì trò mới thành tài.
  3. Thầy đồ
    Người dạy chữ Nho cho trẻ con ngày xưa.

    Thầy đồ, thầy đạc
    Dạy học, dạy hành
    Vài quyển sách nát
    Dăm thằng trẻ ranh

    (Tú Xương)

    Thầy đồ dạy học trò

    Thầy đồ dạy học trò

  4. Nghệ An
    Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.

    Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...

    Biển Cửa Lò

    Biển Cửa Lò

  5. Nước rặc
    Nước thủy triều khi rút xuống.
  6. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  7. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  8. Hồi
    Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.

    Quả hồi

    Quả hồi

  9. Tháp Bút
    Tên một tòa tháp ở Hồ Gươm (Hà Nội). Tháp được xây dựng từ thời vua Tự Đức, làm bằng đá, cao năm tầng, đỉnh có hình một chiếc bút lông chỉ lên trời.

    Tháp Bút. Ba chữ Hán từ trên xuống là 寫青天 (Tả Thanh Thiên), nghĩa là "viết lên trời xanh."

    Tháp Bút. Ba chữ Hán từ trên xuống là Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh."

  10. Ngón tay tháp Bút là ngón tay thuôn nhỏ, được coi là đẹp.
  11. Chữ điền
    Chữ 田 (ruộng). Mặt chữ điền tức là mặt cương nghị (nam) hoặc phúc hậu (nữ).
  12. Cửa Đông
    Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
  13. Tao khang
    Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
  14. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).
  15. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  16. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  17. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  18. Vua Lê chúa Trịnh
    Một thời kì trong lịch sử nước ta, kéo dài từ năm 1545, khi Trịnh Kiểm thâu tóm toàn bộ binh quyền nhà Lê, cho đến năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc đánh Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh." Trong giai đoạn này mặc dù nhà Lê trên danh nghĩa vẫn tồn tại, nhưng thực chất quyền hành nằm cả trong tay các chúa Trịnh. Quan hệ vua Lê-chúa Trịnh thật ra là quan hệ cộng sinh: Vua Lê muốn tồn tại được phải nhờ cậy vào thế lực của chúa Trịnh; ngược lại, Chúa Trịnh muốn tiêu diệt được các đối thủ của mình cũng phải dựa vào “cái bóng” của vua Lê.
  19. Cò quăm
    Còn gọi là cò quắm, một họ cò có mỏ dài và cong về phía trước. Cò quăm thường gặp ở các vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

    Cò quăm

    Cò quăm

  20. Củ ấu
    Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Củ ấu

    Củ ấu

  21. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  22. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  23. Ăn độn
    Ăn cơm trong đó có độn thêm lương thực phụ như khoai, sắn, bo bo, v.v.

    Ngày hai bữa rau ta có muối
    Ngày hai buổi, không tìm củ pầu, củ nâu
    Có bắp xay độn gạo no lâu,
    Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm

    (Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)

  24. Nghinh tân yếm cựu
    Đón mới, bỏ cũ.
  25. Chữ thủy 始 (trước) gồm có chữ thai 台 và chữ nữ 女. Thật ra chữ thai này không có nghĩa như trong bào thai, câu đố chỉ mượn âm.