Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  2. Xáng
    Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
  3. Trẻ trồng na, già trồng chuối
    Na là loại cây lâu năm, muốn trồng na lấy quả thì phải trồng từ lúc trẻ. Còn chuối là loại cây một năm, sớm cho quả, người già trồng vẫn được hưởng thành quả của mình.
  4. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  5. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Chữ “sát da” trong câu này có ý chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ, còn “đu đưa” lại mô tả bộ phận sinh dục của đàn ông.
  7. Bố đĩ là người đàn ông dân dã trong làng nước, không có chức phận gì trong xã hội. Ông tổng là ông cai tổng, một người có quyền thế. Trên nguyên tắc, ông tổng quyền uy hơn bố đĩ, nhưng thực tế, kẻ nào có tiền thì được trọng vọng.
  8. Răng nỏ
    Sao không (phương ngữ miền Trung).
  9. Cố hương
    Quê cũ (từ Hán Việt).

    Sao chưa về cố hương?
    Chiều chiều nghe vượn hú
    Hoa lá rụng buồn buồn
    Tiễn đưa về cửa biển
    Những giọt nước lìa nguồn

    (Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)

  10. Chợ Bản
    Chợ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Có tên như vậy vì chợ được họp ở làng Bản Đanh, xã Định Long. Đây là một trong những chợ lớn nổi tiếng của Yên Định, chuyên trao đổi, bán mua nông sản, trâu bò, lợn gà, gia súc gia cầm cũng như các món ẩm thực đặc sản của vùng quê Yên Định. Chợ rất đông đúc, nên những gì đông đúc tấp nập thường được dân địa phương ví là "đông như chợ Bản."
  11. Chèo
    Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...

    Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.

  12. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  13. Hun
    Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Tớt môi
    Môi trên ngắn hơn môi dưới.