Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bào
    Đồ dùng nghề mộc, gồm hai lưỡi thép đặt trong khối gỗ, hai bên có tay cầm, dùng để làm nhẵn mặt gỗ. Động tác sử dụng bào cũng gọi là bào. Những việc đau lòng cũng được ví von là xót như bào, ruột xót gan bào...

    Cái bào

    Cái bào

  2. Tứ Kỳ
    Một làng cổ, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, nay là hai tổ dân phố 14 và 15 thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Làng có nghề làm bún truyền thống nổi tiếng từ xưa. Hàng năm, cứ vào rằm tháng hai âm lịch, làng lại mở lễ hội thờ ông tổ nghề bún.
  3. Pháp Vân
    Tên một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Xưa kia làng có nghề làm và bán bún ốc.
  4. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  5. Lươn
    Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.

    Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...

    Con lươn

    Con lươn

  6. Kẹo kéo
    Một loại kẹo làm từ mật mía hoặc đường, trong có nhân đậu phộng. Kẹo kéo dẻo, được cuộn lại thành kẹo to và dài như cánh tay, bọc vải sạch hoặc nylon, khi ăn thì kéo ra một đoạn vừa phải (nên gọi là kẹo kéo). Kẹo kéo ngọt, thơm, rẻ, là một món quà vặt rất quen thuộc của trẻ em.

    Kẹo kéo

    Kẹo kéo

    Bán kẹo kéo

    Bán kẹo kéo

  7. Gà và chó có tất cả 36 con. Nếu đếm chân gà lẫn chân chó, thì có tất cả là 100 cái.
  8. Phú Ân
    Địa danh nay là hai thôn Phú Ân Bắc và Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng mía. Theo Xứ trầm hương của Quách Tấn: Mía ở Khánh Hòa thân mướt, vỏ vàng hươm và răng ông già bà lão sáu mươi vẫn xiếc được. Nước mía lại ngọt thanh. Nổi tiếng nhất là mía Phú Ân.

    Mía Phú Ân

    Mía Phú Ân

  9. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Hắt
    Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  12. Sạ
    Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.

    Gieo sạ

    Gieo sạ

  13. Mương
    Đường nước do con người đào để dẫn nước.

    Mương nước

    Mương nước giúp tưới tiêu ruộng lúa

  14. Đồng
    Cùng như một (từ Hán Việt).
  15. Có bản chép: Trồng trầu.
  16. Xuồng
    Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).

    Xuồng ba lá

    Xuồng ba lá

  17. Hà Đông
    Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
  18. Xưa ở huyện Hà Đông có một đôi vợ chồng “kẻ tám lạng, người nửa cân.” Một hôm nhà có giỗ, vợ nấu nồi chè để cúng. Vì thiếu mâm, vợ cứ múc được 2 chén lại mang lên cho chồng sắp lên bàn thờ, cả thảy 7 lần vị chi là 14 chén. Chồng sắp vào bàn thờ nhưng chỉ sắp được 13 chén, còn thừa 1 chén bèn lén vợ ăn hết. Khi cúng xong mang xuống, thấy thiếu 1 chén, vợ bèn hạch chồng. Chồng chối quanh, vợ cả quyết chồng đã ăn vụng. Cãi nhau đến chỗ ẩu đả. Vợ tức mình bèn đâm đơn kiện lên quan huyện. Chồng sợ mất mặt, bèn tìm cách đút lót cho quan huyện. Đến khi xử kiện, quan nhanh trí chỉ lên mái nhà huyện đường mà bảo: “Vợ chồng bay thử đếm mỗi mái nhà có bao nhiêu đòn tay? Có phải mỗi mái có 7 đòn tay không nào? Thế chúng mày đếm từ mái này sang mái kia thử được bao nhiêu? Có phải là 13 không nào.Vậy hai bảy không nhất thiết phải là 14, mà có thể là 13.” Người vợ muốn cãi nhưng quan huyện mắng át: “Thôi vợ chồng đem nhau về, phải sống hòa thuận với nhau, đừng kiện tụng lôi thôi nữa.” Do đó mới có câu ca dao này.
  19. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  20. Con gà bị què không đi xa được nên chỉ có thể kiếm thóc quanh quẩn gần cối xay trong nhà. Ý nói: Kẻ bất tài vô tướng không ra ngoài tranh đấu kiếm ăn với thiên hạ được lại quay về nhà bòn rút người thân.