Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bồ Đề
    Tên một bến nước xưa thuộc làng Phú Viên (tức Bồ Đề) ở ven sông Hồng về phía Gia Lâm. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh, đã đóng quân ở đây để vây thành Đông Quan (tên thành Hà Nội thời quân Minh đô hộ). Ở đây có hai cây bồ đề lớn, nay không còn. Nghĩa quân Lam Sơn đóng quân quanh đấy nên doanh trại còn được gọi là "doanh Bồ Đề."
  2. Hữu thực hữu tác, vô tác vác mỏ
    Có ăn thì phải có làm, không làm thì trơ mõm.
  3. Bôn tẩu
    Chạy ngược xuôi để mưu cầu việc gì.
  4. Nghệ An
    Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.

    Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...

    Biển Cửa Lò

    Biển Cửa Lò

  5. Phồn hoa
    Có đời sống náo nhiệt và xa hoa (từ Hán Việt).
  6. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  7. "Hoàng trùng" là con châu chấu, "vi trùng" chỉ nạn dịch tả. Vào đầu thế kỉ 20, có giai đoạn hai tỉnh Hà Đông và Thái Bình của miền Bắc nước ta bị nạn châu chấu và dịch tả kế tiếp nhau. "Hoàng trùng" và "Vi trùng" còn ám chỉ Hoàng Cao Khải (tổng đốc Hà Đông) và Vi Văn Định (tổng đốc Thái Bình), hai viên quan được cho là thân Pháp thời bấy giờ.

    Theo Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch thì câu này thật ra là vế đầu câu đối của ông Nguyễn Đình Đạo:

    Hoàng trùng đi, Vi trùng lại, suy đi xét lại, Vi hại hơn Hoàng
    Pháp tặc áp, Nhật tặc đăng, quỷ áp ma đăng, Nhật tăng hơn Pháp

  8. Cu cu
    Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  10. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  11. Bình hương
    Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.

    Bát hương và cặp lọ trang trí

    Bát hương và cặp lọ trang trí

  12. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  13. Trúc mai
    Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.

    Một nhà sum họp trúc mai
    Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông

    (Truyện Kiều)

  14. Tuồng
    Có vẻ.
  15. Bao Công
    Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.

    Một hình vẽ Bao Công

    Một hình vẽ Bao Công

  16. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  17. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  18. Chành ngoảnh
    To bự, kì dị (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).