Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gương tư mã
    Loại gương soi ngày xưa.
  2. Trách
    Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
  3. Duyên nợ
    Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
  4. Cam
    Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
  5. Lan Điền
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lan Điền, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  6. Chùa Non Nước
    Một ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy, nay thuộc địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, được xây từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Hiện nay núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Ninh Bình.

    Chùa non nước

    Chùa Non Nước

  7. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  8. Giếng khơi
    Giếng sâu.
  9. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  10. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  11. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  12. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  13. Suối vàng
    Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.

    Gọi là gặp gỡ giữa đường
    Họa là người dưới suối vàng biết cho

    (Truyện Kiều)

  14. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  15. Có bản chép: cả.
  16. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)

  17. Vận
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Đùa
    Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
  19. Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
  20. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  21. Bất luận
    Không kể.
  22. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. Ngứa nghề
    (Thô tục) hứng tình.
  25. Một kiểng hai huê
    Cũng phát âm thành "một kiểng hai quê" ở Nam Bộ, nghĩa là một cây (cảnh) có hai bông hoa, nghĩa bóng chỉ chuyện một chồng hai vợ. Còn có nghĩa một xứ sở mà hai quê hương, chỉ cảnh tha hương, lênh đênh rày đây mai đó.
  26. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  27. Căng cọc giăng nài
    Một trong những lối hình phạt ngày xưa, dùng dây căng tay chân phạm nhân và buộc vào các cây cọc (nọc) đóng sâu xuống đất trước khi đánh đập tra khảo.