Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tòa sen
    Cái bệ hình hoa sen, cũng gọi là đài sen. Trong nghệ thuật Phật giáo, các hình tượng Phật, Bồ Tát thường được khắc họa ngồi hoặc đứng trên tòa sen.

    Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lộ.

    Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lộ.

  2. Tê tê
    Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.

    Con tê tê

    Con tê tê

    Mây vẩy tê tê

    Mây vẩy tê tê

  3. Súng hai nòng
    Loại súng trường có hai ống, một ống hơi và buồng súng ghép song song nhau. Người ta cũng gọi súng này là súng hai lòng, nên cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi là súng song tâm.

    Các bậc sĩ nông công cổ, liều mang tai với súng song tâm
    Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mang hại cùng cờ tam sắc
    (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

  4. Ba ngầu
    Hay ba ngù, hung dữ, lầm lì (phương ngữ Nam Bộ).
  5. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
  6. Dây
    Sợi dây kéo ra để đo đất, thời xưa đo ruộng căn cứ vào bề dài theo bờ sông rạch. Một dây có diện tích co giãn từ năm đến mười mẫu ta. Đất càng được nhiều dây càng tốt vì ăn dài theo bờ sông, dễ chuyên chở lúa, dễ cho nhân công lui tới, dễ tiêu tưới, và đất thường cao ráo.
  7. Tân Châu
    Địa danh nay là thị xã thuộc tỉnh An Giang, điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào nước ta. Tại đây nổi tiếng với lãnh Mỹ A, loại lụa bóng được nhuộm đen bằng trái mặc nưa.

    Trái mặc nưa

    Trái mặc nưa

  8. Nằm đất nhà cô hàng hương còn hơn nằm giường cô hàng cá
    Nhà làm hương (nhang) thì lúc nào cũng thơm tho, không tanh tao như hàng cá.
  9. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  10. Đèo Le
    Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.

    Điểm du lịch Đèo Le

    Điểm du lịch Đèo Le

  11. Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim
    Tám ngôi làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Quảng Bình ngày xưa: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
  12. Gông xiềng
    Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.

    Tù nhân đeo gông dưới thời Pháp thuộc

    Tù nhân đeo gông dưới thời Pháp thuộc

  13. Nhợ
    Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
  14. Cá trôi
    Một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có thể nặng đến vài kí. Thị cá trôi ăn mát và ngọt, thường dùng nấu canh chua hoặc kho. Phần đầu là phần ngon nhất của cá trôi.

    Cá trôi

    Cá trôi

  15. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  16. Ngư thủy nhất đường
    Cá nước một nhà (chữ Hán).
  17. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  19. Nây
    Béo, mập tròn, đầy đặn.
  20. Năm 1876.
  21. Đồng điền bạch lạng
    Đồng ruộng trắng trơn, mất mùa.
  22. Sưu dịch
    Cũng gọi là công dịch, dao dịch hoặc công ích, một loại thuế thân nhưng không nộp bằng hiện kim hay phẩm vật mà nộp bằng sức lao động. Ở nước ta, sưu dịch có từ thời Hậu Lê hoặc sớm hơn. Dưới thời Pháp thuộc, người dân có thể nộp tiền thế bằng tiền hoặc thuê người khác làm thay.
  23. Thuế điền thổ
    Gọi tắt là thuế điền, cũng gọi là thuế ruộng đất, loại thế mà người có ruộng phải đóng.
  24. Thuế thân
    Cũng gọi là thuế đinh hay sưu, một loại đóng theo đầu người dưới chế độ phong kiến hoặc quân chủ. Trong lịch sử nước ta, thuế thân có từ thời nhà Lý, kéo dài đến hết thời thuộc Pháp.
  25. Năm ngày công ích
    Một chính sách do thực dân Pháp lập nên ở Trung Kỳ, theo đó mỗi công dân đến tuổi phải làm thêm năm ngày lao động công ích.
  26. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  27. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  28. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Thưa.
  29. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
  30. Khẩu trầu
    Một miếng trầu, gồm đủ ba phần: trầu, cau và vôi.

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

  31. Trầu hoa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trầu hoa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  32. Anh hào
    Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.

    Đường đường một đấng anh hào,
    Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

    (Truyện Kiều)

  33. Đường mép chạy từ giữa cổ đến nách áo phía bên phải ở thân trước áo dài.