Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mã Châu
    Một làng cổ (hình thành từ thế kỷ 15) bên cạnh kinh đô Trà Kiệu của vương quốc Chăm-pa cổ, nay thuộc thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Xưa kia làng có nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều. Khi xứ Đàng Trong mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất.
  2. Văn tự
    Văn bản, giấy tờ.
  3. Ba ba
    Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.

    Con ba ba

    Con ba ba

    Hướng dẫn định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 2010)

  4. Có bản chép: múc.
  5. Có bản chép: người.
  6. Ông gia
    Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
  7. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Cố
    Gắng, gắng gượng (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Volga
    Một hiệu xe sang trọng của Nga, trước đây chỉ dành cho cán bộ cấp cao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Xe Volga

    Xe Volga

  10. Tông Đản
    Trước có tên là Tôn Đản, một con phố ở Hà Nội, nay thuộc các phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Phố được đặt theo tên Nùng Tông Đản, tướng lĩnh người dân tộc Nùng, thuộc tướng của Lý Thường Kiệt, có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trên đất nhà Tống. Trong thời bao cấp, ở phố Tông Đản có nhiều nhà ở của các cán bộ cao cấp nhà nước.
  11. Câu này chế giễu các cán bộ cao cấp dưới thời bao cấp.
  12. Có bản chép: Áo dài.
  13. Nệ
    Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
  14. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  16. La Cầu
    Một làng nay thuộc xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  17. Ông làng La, bà làng Chảy
    Theo truyền thuyết, nàng Nương Nguyệt tài giỏi lấy chàng trai đất La Cầu. Khi thi văn, đấu võ khi nào nàng cũng nhường chồng. Người chồng lại tưởng vợ kém thua mình nên tự đắc. Đến khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng sĩ bốn phương tôn Nương Nguyệt làm tướng cầm quân chống giặc. Người chồng tự ái đòi thi đấu, nếu ai thắng thì người ấy được làm tướng. Nàng Nương Nguyệt biết chồng không thể đảm đương được việc lớn nên đã gạt tình riêng, quyết không nhường bước cho chồng như những lần trước. Tất nhiên là phần thắng thuộc về Nương Nguyệt. Tủi hổ chàng bỏ về quê không đi đánh giặc nữa, rồi chết và hóa thành con cá gáy. Nương Nguyệt sau khi thắng giặc về, biết tình cảnh của chồng ra nông nỗi ấy, lấy làm thương. Nàng khóc nước mắt chảy ngập cả đồng, tràn bốn phương nên làng mới có tên là làng Chảy. Sau Nương Nguyệt chết hóa thành con sáo, cứ xập xòe bay trên mặt nước tìm bóng chồng qua hình ảnh con cá gáy.
  18. Liễu Đôi
    Tên một làng ngày xưa là xã Liễu Đôi (gồm các thôn Đống Thượng, Đống Cầu, Đống Tháp và Đống Sấu), nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là một mảnh đất giàu truyền thống thượng võ, hằng năm có hội thi vật võ nổi tiếng được tổ chức từ mồng năm đến mồng mười tháng Giêng âm lịch, thu hút các đồ vật gần xa đến đua tài. Đặc biệt, hội vật Liễu Đôi cho phép cả phụ nữ tham dự.

    Hội vật Liễu Đôi

    Hội vật Liễu Đôi

  19. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  20. Cốc
    Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ

    Chim cốc

    Chim cốc

  21. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  22. Nghiến đốt
    Cọ xát thật mạnh nhằm làm mòn phẳng các đốt lồi lên trên thân cây tre. Đây là một công đoạn trong sơ chế tre trúc.
  23. Nhà chữ môn
    Nhà được xây theo lối cổ, gồm một ngôi ở giữa và hai ngôi hai bên, nhìn như chữ môn 門.
  24. Câu này và câu sau có bản chép "nhà chữ môn" thành "nhà năm gian."
  25. Bình văn
    Bình luận, nhận xét về văn chương. Đây là một cách dạy học, đồng thời là một nét văn hóa xưa.

    Bình văn (tranh Lê Huy Miến)

    Bình văn (tranh Lê Huy Miến)

  26. Khánh
    Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.

    Cái khánh

    Cái khánh

  27. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  28. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  29. Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết
    Chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ ở các tỉnh phía Nam sau chiến tranh: Những cán bộ bám trụ tại chỗ được bố trí vào những chức vụ quan trọng nhất; ưu tiên thứ hai là cán bộ đã chiến đấu ở chiến khu R; ưu tiên thứ ba dành cho cán bộ đã từng bị đi tù; ưu tiên cuối cùng dành cho cán bộ miền Nam từng tập kết ra Bắc.
  30. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  31. Rồng lấy nước
    Còn gọi là vòi rồng, là hiện tượng một cột gió xoáy có đầu trên tiếp xúc với một đám mây, trong khi đầu dưới lại quét trên mặt đất. Sức gió rất nhanh và mạnh trong vòi rồng hút các vật từ mặt đất lên, đồng thời ngưng tụ hơi nước trong không khí thành những hạt nước nhỏ li ti, nên nhìn từ xa giống như có con rồng trên mây chúi đầu xuống hút nước. Tùy vào màu sắc của đám mây và ánh sáng, vòi rồng có thể có màu trắng, xám, hay đen.

    Vòi rồng

    Vòi rồng