Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  4. La Cầu
    Một làng nay thuộc xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  5. Ông làng La, bà làng Chảy
    Theo truyền thuyết, nàng Nương Nguyệt tài giỏi lấy chàng trai đất La Cầu. Khi thi văn, đấu võ khi nào nàng cũng nhường chồng. Người chồng lại tưởng vợ kém thua mình nên tự đắc. Đến khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng sĩ bốn phương tôn Nương Nguyệt làm tướng cầm quân chống giặc. Người chồng tự ái đòi thi đấu, nếu ai thắng thì người ấy được làm tướng. Nàng Nương Nguyệt biết chồng không thể đảm đương được việc lớn nên đã gạt tình riêng, quyết không nhường bước cho chồng như những lần trước. Tất nhiên là phần thắng thuộc về Nương Nguyệt. Tủi hổ chàng bỏ về quê không đi đánh giặc nữa, rồi chết và hóa thành con cá gáy. Nương Nguyệt sau khi thắng giặc về, biết tình cảnh của chồng ra nông nỗi ấy, lấy làm thương. Nàng khóc nước mắt chảy ngập cả đồng, tràn bốn phương nên làng mới có tên là làng Chảy. Sau Nương Nguyệt chết hóa thành con sáo, cứ xập xòe bay trên mặt nước tìm bóng chồng qua hình ảnh con cá gáy.
  6. Giảm Thọ
    Tên một dốc núi cao làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Quế Sơn và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một con dốc rất cao, đường đi khó khăn.
  7. Đèo Le
    Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.

    Điểm du lịch Đèo Le

    Điểm du lịch Đèo Le

  8. Cu ngói
    Một giống chim cu (bồ câu) hay gặp ở các vùng đất nhiều bụi rậm và khô. Cu ngói có phần lưng, cánh và đuôi có màu nâu ánh đỏ (có lẽ vì vậy mà có tên là cu ngói).

    Cu ngói

    Cu ngói

  9. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  10. Sáo sậu
    Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu

  11. Cu cu
    Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
  12. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  13. Tứ hải
    Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
  14. Bể
    Biển (từ cũ).
  15. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  16. Đơn sai
    Thiếu trung thực (từ cũ).

    Cửa hàng buôn bán châu Thai
    Thực thà có một, đơn sai chẳng hề

    (Truyện Kiều)

  17. Có bản chép: Mối thù đế quốc...
  18. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  19. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  20. Củi đậu nấu đậu
    Cảnh anh em nồi da nấu thịt. Tương truyền Tào Thực, con trai thứ của Tào Tháo, là một người rất thông minh. Khi con cả là Tào Phi lên ngôi, vì sợ Tào Thực oán hận làm phản nên bắt Tào Thực phải làm một bài thơ sau bảy bước đi, nếu làm không được sẽ bị chém. Tào Thực vâng lời, đọc bài thơ sau, người đời gọi là Thất bộ thi (thơ bảy bước):

    Chử đậu nhiên đậu cơ
    Đậu tại phủ trung khấp
    Bản tự đồng căn sinh
    Tương tiễn hà thái cấp?

    Phan Kế Bính dịch:

    Cẳng đậu đun hạt đậu
    Hạt đậu khóc hu hu
    Cùng sinh từ một gốc
    Thui nhau nỡ thế ru?

  21. Như tuồng
    Như có vẻ.
  22. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  23. Mán, Mường
    Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
  24. Thất phu
    Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
  25. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Hoành Sơn
    Tên một dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn và sông Gianh là biểu trưng lịch sử, văn hoá, địa lý của tỉnh Quảng Bình. Thế kỷ 17, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với sứ của chúa Nguyễn Hoàng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân," nghĩa là "một dải Hoành Sơn có thể dung thân đời đời." Nguyễn Hoàng đã vượt Hoành Sơn vào đến Thuận Hóa và dựng nên nghiệp lớn của các chúa NguyễnĐàng Trong và nhà Nguyễn sau này.

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

  27. Bàn Độ
    Tên một ngọn núi ở địa phận xã Đỗ Chữ về phía bắc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Núi nằm giáp biển, trên núi có đầm, gọi là đầm Thủy Tiên, tương truyền nước có tiên nữ trong đầm đi ra. Đời Trần, vua Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành, khi thuyền qua đây bị sóng gió không tiến được, phải đem người cung nữ là Nguyễn Bích Châu đặt lên cái mâm đồng dâng cho thủy thần, bấy giờ thuyền mới đi được, nên gọi tên là núi Bàn Độ.
  28. Chợ Voi
    Tên cái chợ nay thuộc xã Kỳ Phong, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
  29. Lúa chét
    Lúa mọc lên từ gốc ra của cây lúa đã thu hoạch. Đây là nguồn lúa quý báu cho bà con nghèo vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là mùa nước nổi sắp về. Nếu siêng ra đồng gặt lúa chét, dân nghèo sẽ dự trữ được nguồn lương thực, không còn lo thiếu ăn.
  30. Canh cửi
    Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Dệt cưởi

    Dệt cửi

  31. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  32. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  33. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  34. Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
  35. Làng Trại
    Một làng nay thuộc địa phận xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
  36. Mai
    Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.

    Hoa mai

    Hoa mai