Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Xoan
    Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.

    Hoa xoan

    Hoa xoan

  2. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  3. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  4. Bờ Hồ
    Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...

    Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
    Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ

    (Vũ Bằng)

    Bến xe điện Bờ Hồ

    Bến xe điện Bờ Hồ

  5. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  6. Xứ Đông
    Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  7. Xứ Đoài
    Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  8. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  9. Cào cào
    Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.

    Cào cào

    Cào cào

  10. Sống ngâm da, chết ngâm xương
    Đời sống ở các vùng chiêm trũng quanh năm úng ngập ở các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày trước.
  11. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  12. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  13. Cá khô có trứng
    Chuyện phi thường, không tưởng; nghĩa bóng chỉ cảnh người cùng túng bỗng gặp may.
  14. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  15. Trạng nguyên
    Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
  16. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  17. Đồi Đùm
    Một ngọn đồi thuộc địa phận xã Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội . Tương truyền khi Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh nhau với Thủy Tinh, khi đi qua đây thì quai gánh bị đứt, đất đổ ra thành đồi.
  18. Đồi Vai
    Tên ngọn đồi cao nhất ở xã Kim Sơn, xưa kia thuộc tổng Bối Sơn huyện Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội . Tương truyền ngày xưa Sơn Tinh gánh đất đắp núi đánh nhau với Thủy Tinh, đi ngang qua đây, trở vai gánh, để đất lọt xuống sọt mà thành đồi.
  19. Trăng
    Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.
  20. Vuông tròn
    Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
  21. Kim cải
    Cây kim, hạt cải. Chỉ duyên vợ chồng khắng khít như nam châm hút kim, hổ phách hút hạt cải.

    Kể từ kim cải duyên ưa
    Đằng leo cây bách mong chờ về sau

    (Quan Âm)

  22. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  24. Vìa
    Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
  25. Kỉnh
    Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
  26. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).