Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có bản chép: chân con.
  2. Tương truyền đây là một câu sấm về nhà Tây Sơn. Theo đó đầu cha là đầu chữ Quang 光 trong tên Quang Trung, cũng là đuôi chữ Cảnh 景 trong tên Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai của vua Quang Trung, đồng thời là vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn). Triều Tây Sơn tồn tại từ năm 1788 đến 1802 là 14 năm.
  3. Cửu đại
    Chín đời (từ Hán Việt).
  4. Ngoại nhân
    Người ngoài (từ Hán Việt).
  5. Cửu đại còn hơn ngoại nhân
    Bà con dẫu xa (chín đời) vẫn còn hơn người ngoài.
  6. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  7. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  8. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  9. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  10. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  11. Trôi
    Một loại cây gần họ với muỗm, thường gặp ở các tỉnh phía Bắc.

    Cây trôi ở Thanh Hóa

    Cây trôi ở Thanh Hóa

  12. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  13. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  14. Đáy
    Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...

    Đóng đáy trên sông

    Đóng đáy trên sông

  15. Vàm Láng
    Địa danh thuộc Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nơi con sông Soài Rạp đổ ra biển (xem Vàm). Trước đây địa danh này cũng gọi là Láng Lộc, tương truyền do có nhiều hươu nai (lộc) đến uống nước.
  16. Mễ
    Gạo (từ Hán Việt).
  17. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  18. Đài
    Cái gàu con dùng để kéo nước giếng. Người ta thường làm đài bằng mo cau gấp lại ở hai đầu, cán làm bằng hai thanh tre kẹp lại, gọi là bồ đài.
  19. Sài Gòn
    Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Sài Gòn về đêm

    Sài Gòn về đêm

  20. Vít
    Có thương tích; tì tích, chuyện xấu, đều hổ thẹn. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  21. Ngọc lành có vít
    Người tốt mấy cũng có tì vết, song không vì thế mà suy giảm giá trị.
  22. Chó chực chuồng chồ
    Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
  23. Kén lừa
    Kén chọn.
  24. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).