Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hàn vi
    Nghèo hèn (từ Hán Việt)
  2. Vô song
    Không bì kịp (từ Hán Việt).
  3. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Vừa ưa
    Đúng lúc (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  5. Khoai mì
    Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  6. Bánh bò
    Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...

    Bánh bò

    Bánh bò

  7. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  8. Ba chỉ
    Cũng gọi là ba rọi, phần thịt bụng của lợn.

    Thịt ba chỉ

    Thịt ba chỉ

  9. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  10. Bánh xèo
    Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...

    Bánh xèo

    Bánh xèo

  11. Con bóng
    Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
  12. Yến sào
    Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.

    Yến sào

    Yến sào

  13. Hòn Nội
    Một hòn đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa, cùng với Hòn Ngoại (nằm ở ngoài) là hai hòn đảo có nhiều tổ yến nhất. Ngoài ra Hòn Nội còn là nơi có bãi tắm đôi rất độc đáo.

    Bãi tắm đôi ở Hòn Nội

    Bãi tắm đôi ở Hòn Nội

  14. Ninh Hòa
    Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Huyện Ninh Hòa nằm ngay sát bờ biển, từ xưa đã nổi tiếng với hai đặc sản là nem và vịt. Nhất là ở làng Phú Hòa (xã Ninh Quang), nhờ có cánh đồng trũng đất đai phì nhiêu, nên nuôi vịt rất dễ, vịt chóng lớn, thịt mềm ngon.

    Vịt trên cánh đồng Ninh Hòa

    Vịt trên cánh đồng Ninh Hòa

  15. Tôm hùm
    Loại tôm biển có hai càng rất lớn. Thịt tôm hùm rất ngon và quý, từ xưa đã được coi là "vua của các loại hải sản."

    Tôm hùm Bình Ba - đặc sản Khánh Hòa

    Tôm hùm Bình Ba - đặc sản Khánh Hòa

  16. Bình Ba
    Một hòn đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản tôm hùm, ngày xưa là món tiến vua. Đây cũng là một điểm đến du lịch với những bãi tắm rất đẹp: bãi Chướng, bãi Cây Me, bãi Nhà Cũ, bãi Bồ Đề, bãi Nồm...

    Đánh bắt tôm hùm trên đảo Bình Ba

    Đánh bắt tôm hùm trên đảo Bình Ba

    Bãi chướng trên đảo Bình Ba

    Bãi Chướng trên đảo Bình Ba

  17. Diên Khánh
    Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản khô nai. Tại đây cũng có thành cổ Diên Khánh, được Nguyễn Ánh cho xây dựng sau khi giành lại vùng đất này từ tay nhà Tây Sơn.

    Thành cổ Diên Khánh

    Thành cổ Diên Khánh

  18. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  19. Võ Cạnh
    Một ngôi làng thuộc thôn Võ Dõng, nay nằm ở phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ở đây nổi tiếng với đặc sản cá tràu và di tích bia Võ Cạnh, được cho là bia kí bằng tiếng Phạn đầu tiên của Đông Nam Á.

    Bia Võ Cạnh

    Bia Võ Cạnh

  20. Sò huyết
    Một loại sò, có tên như vậy vì có huyết đỏ. Sò huyết là một loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng, cháo sò huyết... Ngày xưa sò huyết còn dùng để tiến vua.

    Sò huyết

    Sò huyết

  21. Thủy Triều
    Một làng ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với món đặc sản sò huyết. Sò huyết ở Thủy Triều được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai.
  22. Có bản chép: Từ đây.
  23. Có bản chép: cùng.
  24. Dức
    Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Ngầy
    Phiền nhiễu, bực mình.
  26. Bất luận
    Không kể.
  27. Giang
    Cũng gọi là lá giang, một loại cây dây leo cho lá có vị chua (nên còn có tên là cây giang chua). Lá giang thường dùng để nấu canh hoặc lẩu, tạo thành những món ăn có vị chua rất đặc trưng.

    Lá giang

    Lá giang

    Canh gà lá giang

    Canh gà lá giang

  28. Cua kình
    Loại cua đồng có hai càng rất lớn.
  29. Đâm
    Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
  30. Mắm ngóe
    Cũng gọi là mắm nhái, một loại mắm đặc sản của Lào, làm từ con ngóe.
  31. Điếu
    Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  32. Xe
    Ống dài dùng để hút thuốc lào hay thuốc phiện. Ống cắm vào điếu bát để hút thuốc lào được gọi là xe điếu hoặc cần hút. Ống để hút thuốc phiện gọi là xe lọ.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  33. Đồng đen
    Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
  34. Đèn ba dây
    Loại đèn dầu lớn, thường được treo trên tường hoặc trên trần nhà để chiếu sáng cho cả phòng.

    Đèn ba dây

    Đèn ba dây

  35. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  36. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  37. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  38. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  39. Chơi ngang
    Có hành động ngang ngược, bất chấp phép tắc.
  40. Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích
    Những việc làm phi pháp bao giờ cũng để lại dấu tích, tang chứng, cuối cùng sẽ bị phát hiện. Cũng có thể hiểu là cần phải có tang chứng cụ thể, rõ ràng mới kết tội được.
  41. Cá chép
    Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  42. Sầu tư
    Nỗi buồn riêng.
  43. Cội
    Gốc cây.
  44. Sao Kim
    Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
  45. Ải
    Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.

    Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng