Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  2. Chà
    Bẫy thú làm từ cành cây gai.
  3. Cao môn
    Nhà sang trọng (từ Hán Việt).
  4. Mần răng
    Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Đố
    Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.
  6. "Nhà đen" là cái nồi, "đố đen" là cái kiềng, "sấm động" là tiếng cơm sôi, và "đèn chong" là lửa.
  7. Nén
    Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.
  8. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  9. Tô tượng
    Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.

    Tượng Kim Cương ở chùa Mía, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

    Tượng Kim Cương ở chùa Mía, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

  10. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  11. Bài ca dao này bắt nguồn từ việc "lên đồng." Để có cơ sở mà tin tưởng rằng hồn lên đồng đúng là hồn của người trong gia đình, gia chủ thường phái thử bằng nhiều câu hỏi riêng tư. Câu "hồn thác ban ngày hay ban đêm?" là một trong số những câu hỏi này. Vì "hồn" trong bài ca dao là lừa đảo, nên trả lời ấm ớ.
  12. Nhơn
    Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Tham tài tắc tử
    Tham tiền tất chết (thành ngữ Hán Việt).
  14. Tham thực tắc vong
    Tham ăn tất chết (thành ngữ Hán Việt).
  15. Ròng
    Thuần nhất, tinh khiết.
  16. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  17. Đồng canh
    Cùng tuổi (từ Hán Việt).
  18. Tổ tôm
    Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.

    Lá bài tổ tôm

    Lá bài tổ tôm

  19. Xóc đĩa
    Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.

    Đồ để xóc đĩa

    Đồ để xóc đĩa

  20. Bồ hòn
    Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

    Quả bồ hòn

    Quả bồ hòn

  21. Gia thế
    Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
  22. Gia giáo
    Có nền nếp, có giáo dục (thường nói về gia đình phong kiến thời trước).
  23. Lộn
    Lẫn lộn.
  24. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng