Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  2. Lao lư
    Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Rầu
    Buồn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Mẫu thân
    Mẹ (từ Hán Việt).
  5. Đệ
    Em trai (từ Hán Việt).
  6. Huynh
    Anh trai (từ Hán Việt).
  7. Đèn tọa đăng
    Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  8. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  9. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  10. Đôi
    Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
  11. Mách
    Nói cho người khác biết. Như méc.
  12. Ngồi lê đôi mách
    La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
  13. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  14. Sa Đéc
    Địa danh nay là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt." Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer. Từ những ngày mới thành lập, vùng đất Sa Đéc đã nổi tiếng hưng thịnh.

    Làng hoa Sa Đéc

    Làng hoa Sa Đéc

  15. Nha Mân
    Vùng đất nằm giữa sông Tiềnsông Hậu, nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tương truyền, khi bại trận Rạch Gầm-Xoài Mút, trước khi tháo chạy ra đảo Phú Quốc, Nguyễn Ánh đã bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ. Sau đó, các cung phi sắc nước nghiêng thành này đã lấy các chàng trai ở đất Nha Mân. Chính vì vậy, con gái Nha Mân tuy xuất thân từ nông dân nhưng đều có nhan sắc. Đầu thế kỉ 20, nghe danh gái Nha Mân, vua Cao Miên cũng tìm sang kiếm vợ.
  16. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  17. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  18. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  19. Thới Khánh
    Địa danh trước đây là một thôn thuộc huyện Vĩnh Trị, một huyện thuộc phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, do vua Minh Mạng lập ra năm 1832.
  20. Mỹ An
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
  21. Yểng
    Thường gọi là nhồng, một loại chim thuộc họ sáo, có lông màu đen xanh biếc, mỏ màu vàng đỏ, đầu có lông sọc vàng, ăn các loại côn trùng và trái cây. Yểng có thể bắt chước tiếng người nên thường được nuôi làm cảnh.

    Yểng

    Yểng

  22. Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
    Kinh nghiệm dân gian về cách chọn chó tốt dựa vào màu lông.
  23. Ngong
    Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. Chộng
    Cái giỏ bắt cá (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  25. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Xôi rền
    Xôi dẻo, ngon, do được nấu kĩ.
  27. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua

  28. Gan vàng dạ sắt
    Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
  29. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  30. Vụng toan
    Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.