Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hòn Yến
    Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.

    Hòn Yến

    Hòn Yến

  2. Tạ lăng
    Một lễ nghi trong truyền thống thờ phụng của dân tộc Việt, do con cháu tổ chức sau khi xây dựng lăng mộ cho người đã khuất.
  3. Vùa
    Gom góp hết về phía mình. Từ này ở miền Trung và miền Nam được phát âm thành dùa.
  4. Lạng Sơn
    Còn gọi là xứ Lạng, một tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta. Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, ải Chi Lăng, núi Tô Thị...

    Phong cảnh Lạng Sơn

    Phong cảnh Lạng Sơn

  5. Bồ Đề
    Tên một bến nước xưa thuộc làng Phú Viên (tức Bồ Đề) ở ven sông Hồng về phía Gia Lâm. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh, đã đóng quân ở đây để vây thành Đông Quan (tên thành Hà Nội thời quân Minh đô hộ). Ở đây có hai cây bồ đề lớn, nay không còn. Nghĩa quân Lam Sơn đóng quân quanh đấy nên doanh trại còn được gọi là "doanh Bồ Đề."
  6. Sương nác
    Gánh nước (phương ngữ một số nơi ở Trung Bộ).
  7. Nóc nhà xa hơn cửa chợ, lồn vợ gần hơn mả cha
    Nóc nhà dột mà thì không lo sửa mà chợ thì đi mãi. Mồ cha thì không thăm viếng, chăm sóc mà tối ngày thích quấn quít, gần gũi vợ. Đây là câu chê trách thói đời.
  8. Cá dở
    Một loại cá có nhiều ở vùng biển Quảng Bình. Tên là cá dở, nhưng thật ra thịt cá rất ngon.
  9. Cá ngứa
    Tên gọi ở Quảng Bình của cá nhụ, một trong bốn loài cá được coi là có thịt ngon nhất (chim, thu, nhụ, đé).

    Cá nhụ

    Cá nhụ

  10. Cá buôi
    Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng: Cá buôi là "thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ." Đó là một loại cá có tập tính sống thành bầy đàn. Khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Và người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do con cá đi cùng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước phù sa nên ruột rất sạch. Người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được.
  11. Ngò
    Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.

    Ngò

    Ngò

  12. Rầu
    Buồn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Mẫu thân
    Mẹ (từ Hán Việt).
  14. Đệ
    Em trai (từ Hán Việt).
  15. Huynh
    Anh trai (từ Hán Việt).
  16. Cẳng
    Chân (khẩu ngữ).
  17. Quèo
    Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  19. Gio Linh
    Một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, nơi chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam.
  20. Cái tréc
    Cái trách (phương ngữ miền Trung), từ dùng chỉ nồi đất dùng để kho cá.
  21. Trách
    Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
  22. Rau má
    Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.

    Rau má

  23. Lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh
    Đường không đi không đến được, chuông không đánh không kêu được. Nguyên trích từ sách Tăng quảng hiền văn (tuyển tập những câu ngạn ngữ dân gian của Trung Quốc): "Lộ bất hành bất đáo, sự bất vi bất thành. Nhân bất khuyến bất thiện, chung bất đả bất minh."
  24. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  25. Trí tri
    Biết rõ, suy xét thấu đáo (chữ Hán).
  26. Đũa bếp
    Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.

    Đôi đũa bếp

    Đôi đũa bếp

  27. Cái môi (muôi) múc canh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Rơm
    Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).

    Một ụ rơm

    Một ụ rơm

  29. Cậu ấm cô chiêu
    Chiêu là từ chỉ học vị tiến sĩ thời Lê còn ấm là chức tước do triều đình ban cho con cháu các quan từ ngũ phẩm trở lên. Con cái những người này được gọi là "cậu ấm," "cô chiêu," sau được dùng để chỉ chung con cái những nhà giàu có.
  30. Đạo ngãi: đạo nghĩa. Ở đây có lẽ chỉ người tình.
  31. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  32. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  33. Hội Gióng
    Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...

    Hội Gióng

    Hội Gióng

  34. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  35. Hát ví
    Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
  36. Sáo
    Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.

    Mục đồng thổi sáo (Tranh Đông Hồ)

    Mục đồng thổi sáo (Tranh Đông Hồ)

  37. Đàn cò
    Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị