Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khoai mỡ
    Một loại dây leo cho củ, còn có tên là khoai lăng, khoai tím, củ tía hoặc củ lỗ. Khoai mỡ có hai loại: ruột trắng và ruột tím. Người Việt dùng khoai mỡ tím nấu xôi, làm bánh, chiên giòn, nấu cháo, nhưng phổ biến và dễ làm nhất là nấu canh ăn trong bữa cơm hằng ngày.

    Khoai mỡ

    Khoai mỡ

  2. Tai bèo
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tai bèo, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  3. Chọi trâu
    Một môn thể thao truyền thống thường xuất hiện trong các lễ hội dân gian ở nước ta. Trong trận đấu, các "đấu thủ" trâu lao vào húc nhau cho đến khi có con chết hoặc bỏ cuộc. Lễ hội chọi trâu được tổ chức nhiều nơi, nhưng nổi tiếng và quy mô nhất lớn nhất là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm.

    Chọi trâu

    Chọi trâu

  4. Đàn cò
    Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị

  5. Hén
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hén, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  6. Đàn bầu
    Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có. 

    Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.

    Đàn bầu Việt Nam

    Đàn bầu Việt Nam

  7. Thơ Sáu Trọng
    Một truyện thơ dân gian khuyết danh được lưu truyền khá rộng rãi ở Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Truyện kể về cuộc đời nhân vật Lê Văn Trọng, một người trượng nghĩa, có hào khí. Truyện cũng phản ánh phần nào diện mạo xã hội và tâm lí chống đối chính quyền thực dân của giới bình dân Nam Bộ thời bấy giờ. Nhà văn Sơn Nam ca ngợi "Thơ Sáu Trọng được truyền tụng, ngoài ý muốn của thực dân Pháp, đã trở thành một loại ca dao, xứng đáng nêu trong bảng liệt kê văn chương bình dân, xứng đáng được ghi trong chương trình Việt văn."
  8. Ở Nam Bộ, hình thức nói thơ khá phổ biến trong dân ca dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói thơ Bạc Liêu, nói thơ Cậu Hai Miêng, nói thơ Thầy Thông Chánh… Dù hình thành chỉ khoảng một thế kỉ nhưng nói thơ đã có một vị trí vững chắc trong lòng người dân Nam bộ bởi tính tự sự, dễ nói, dễ thuộc và là tiếng lòng, thổ lộ nhiều tâm sự trong cuộc sống.

    Các phiên chợ sáng ở những vùng thành thị thường xuất hiện những người ăn xin, ngồi bên lề đường, tay gảy đàn bầu nói thơ Sáu Trọng. Giọng thơ buồn bã, ai oán, vương vấn buồn thương nên được nhiều người đi chợ chú ý, cho tiền. (Đọc thêm)

  9. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  10. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  11. Tấn
    Chặn lại (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Pháo đầu, Mã đội, Tốt lên hà
    Một cách mở trận trong cờ tướng.
  13. Sông Lại Giang
    Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.

    Hạ nguồn sông Lại Giang

    Hạ nguồn sông Lại Giang

  14. Thổ Công
    Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.

    Một hình ảnh về Thổ Công

    Một hình ảnh về Thổ Công

  15. Hà Bá
    Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

  16. Rồng
    Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.

    Rồng thời Lý

    Rồng thời Lý

  17. Cá đối
    Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...

    Cá đối kho thơm

    Cá đối kho thơm

  18. Rổi
    Những người làm nghề gánh cá đi bán dạo, hoặc đi ghe cá.
  19. Nồi rang ở đây chỉ những người gánh nồi rang (loại nồi bằng đất, thường dùng để rang ngô) đi bán dạo.
  20. Khôn
    Khó mà, không thể.
  21. Ba Xuyên
    Tên một phủ dưới thời nhà Nguyễn, gồm ba tổng: Vĩnh Định, Phong Nhiêu và Phong Thạnh. Từ năm 1889, Pháp nâng phủ lên thành tỉnh, lấy tên cũ là Sóc Trăng.
  22. Mẫu
    Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
  23. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  24. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).