Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  2. Sáu Chơi
    Một người hò hay có tiếng ở Đồng Tháp Mười ngày trước. Đến nay vẫn chưa ai biết rõ họ tên, quê quán, năm sinh, năm mất của ông. Theo lời kể lại, ông là một nông dân nghèo, mù chữ, xấu trai nhưng có giọng hò trời phú, lại có khả năng ứng biến khi hò, nên giọng hò của ông nổi tiếng khắp vùng. Đến nay những cụ già giỏi hò vẫn tự xưng mình là "đệ tử" của Sáu Chơi.
  3. Hò mép, hò môi
    Hò theo kiểu ứng biến, nhanh nhạy, tiếp ngay sau câu người khác đã hò để đối đáp lại.
  4. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  5. Bánh bỏng gạo
    Cũng gọi là bánh cốm (phân biệt với cốm ở miền Bắc), một loại bánh dân dã làm từ gạo nếp nổ kết với nhau bằng đường thắng hoặc mật mía. Bánh ăn giòn, thơm, có vị ngọt nhẹ.

    Bánh bỏng gạo

    Bánh bỏng gạo

  6. Cốm hai lu
    Một kiểu bán bánh cốm đặc trưng của các o ở Huế ngày trước: chứa cốm trong hai cái lu lớn gánh đi bán.
  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Quảng Xương
    Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  9. Hoằng Hóa
    Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm bên cửa Lạch Hới, nơi sông Mã đổ ra biển Đông.
  10. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  11. Lang Sa
    Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  12. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  13. Chợ Bỏi
    Một trong những chợ xưa của Hà Nội, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
  14. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  15. Mỹ Thọ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  16. Chợ Sò
    Chợ cũ, họp tạm (nay không còn nữa), thuộc thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  17. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  18. Trâm bầu
    Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.

    Lá và quả trâm bầu.

    Lá và quả trâm bầu.

  19. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  20. Gió Nam lầu
    Gió từ lầu cao ở phía Nam thổi tới, có cùng ý nghĩa như gió non Nam.
  21. Đăng
    Tên một làng chài nay thuộc xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
  22. Bát bịt
    Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
  23. Tôm rằn
    Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.

    Tôm rằn

    Tôm rằn

  24. Đông Lỗ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  25. Mai Đình
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  26. Chữ thiên 天 (trời) thêm nét đầu cho nhô cao một chút nữa sẽ thành chữ phu 夫 (chồng).Ý chàng trai muốn làm quen với người phụ nữ nhưng lại sợ người ta có chồng rồi.
    Chữ phu 夫 có thêm “vết vai” thành chữ thất 失 (mất). Ý người phụ nữ muốn nói, tuy cô đã có chồng nhưng chồng cô cũng đã mất rồi.
  27. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  28. Thạch tín
    Cũng gọi là nhân ngôn (vì chữ tín 信 gồm chữ nhân 亻và chữ ngôn 言 ghép lại), là tên gọi chung của một số hỗn hợp chứa chất Asen (Arsenic) và hợp chất của Asen với Oxy, rất độc, nhưng đồng thời là một vị thuốc trong đông y.
  29. Mã tiền
    Cây thân gỗ, cao tới 25 m, mọc hoang ở miền rừng núi. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, có hạt dẹt như chiếc khuy áo. Hạt mã tiền (mã tiền tử) vị đắng, tính hàn, rất độc, được dùng trong đông y làm thuốc xoa bóp, chữa liệt nửa người, chó dại cắn, trị ghẻ...

    Lá và quả mã tiền

    Lá và quả mã tiền