Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nhân chi sơ, tính bản thiện
    Con người khi mới sinh ra thì bản tính lương thiện. Đây là hai câu đầu trong Tam tự kinh, một cuốn sách được soạn dưới thời nhà Minh (Trung Quốc) dùng để dạy cho trẻ em mới đi học. Trước đây ở ta cũng dùng sách này.
  2. Giận chồng, vật con
    Người vợ vì tức giận chồng mà trút giận lên con cái.
  3. Lòng son
    Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
  4. Dương gian
    Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
  5. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  6. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  7. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  8. Xe chỉ
    Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...

    Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.

  9. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  10. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  11. Cà Đung
    Một giống lúa được trồng nhiều ở miền Trung và Tây Nam Bộ trước đây, cho hạt gạo tròn, lớn. Vào đầu thế kỉ 20, gạo Cà Đung rất được người Pháp ưa chuông.

    Từ này cũng đọc là cà đum, có gốc từ tiếng Chăm kađung.

  12. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  13. Tháng sáu những nhà giàu tranh nhau gọi người nghèo cấy mướn, đến tháng mười lúa chín thì lại mõ rao cấm người nghèo ra đồng mót lúa.
  14. Tràng
    Cổ áo (từ cũ), nay cũng được hiểu là vạt trước (của áo dài).
  15. Đái đầu ông Xá
    Theo Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của:

    Quen thói dể ngươi. Tích nói ông Xá là một vì quan hiền lành, thường đi việc quan, qua lại dưới cội cây, có đứa thiểu niên trèo lên ngọn cây, mà đái xuống đầu ông ấy, ông ấy không nói gì; đứa thiểu niên đặng mợi cứ đái hoài, chẳng ngờ đụng nhằm ông quan khác dữ, liền bắt nó mà chém đi.

  16. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  17. Tiều phu
    Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
  18. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  19. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  20. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  21. Tú tài
    Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  22. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ