Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thủ Dầu Một
    Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, và cũng là tên cũ của tỉnh này. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong cuốn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học thì địa danh Thủ bao gồm từ tố thủ (trước chỉ đồn canh, sau chỉ một chức vụ người đứng đầu một thủ) và dầu một do địa phương này ngày xưa có một cây dầu cao vượt hẳn những cây dầu khác trong vùng.
  2. Há dễ
    Không dễ dàng gì (từ cổ).

    Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)

  3. Hản hiu
    Công khai, rõ ràng (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  4. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  5. Thương
    Còn gọi là Ân, hay Ân Thương, một triều đại trong lịch sử Trung Quốc (khoảng 1766-1122 trước Công nguyên), cai trị cả một vùng đồng bằng rộng lớn phía Bắc Trung Quốc thời bấy giờ. Vua thứ 30 của nhà Thương là Trụ Vương khét tiếng tàn bạo, bị bộ tộc Chu nổi dậy giết chết, lập nên nhà Chu. Nhà Chu không tận diệt hậu duệ nhà Thương, thậm chí còn phong đất nhưng nhà Thương từ đó tự suy dần và diệt vong.
  6. Ngũ nhung
    Năm món đồ binh khí thời xưa: cung, nỏ, giáo, mác, kích.
  7. Xâm cương
    Xâm lấn biên cương, bờ cõi.
  8. Vũ Ninh
    Tên một ngọn núi ở tỉnh Bắc Ninh, theo sự tích là quê của Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương). Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử), là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra thời vua Hùng thứ 6 tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, do mẹ ông ướm chân vào một vết chân lớn trên đất về mang thai. Tuy lên ba nhưng Gióng không biết nói cười, đi đứng. Đến khi giặc Ân kéo đến bờ cõi, Gióng bỗng dưng cất tiếng gọi mẹ nhờ mời sứ giả của vua vào, đưa yêu sách đòi áo giáp, roi và ngựa sắt để đánh giặc. Chỉ trong mấy hôm, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, cưỡi ngựa sắt vua ban đánh giặc Ân tan tác. Đuổi đám tàn quân đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), Gióng cởi áo giáp, thả dao, cùng ngựa bay về trời.
  9. Phù Đổng
    Tên một ngôi làng theo truyền thuyết là quê hương của Thánh Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  10. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  11. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  12. Thình Thình
    Tên một ngọn núi nằm về phía nam huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên núi có ngôi chùa mang tên Viên Giác Tự, nhưng dân địa phương vẫn gọi bằng cái tên dân dã quen thuộc là chùa Thình Thình.
  13. Phố Dương
    Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  14. Kẻ Quát
    Một làng nằm về phía tả ngạn sông Ngàn Phố, thuộc địa phận xã Sơn Giang huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  15. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  17. Đôi
    Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
  18. Mách
    Nói cho người khác biết. Như méc.
  19. Ngồi lê đôi mách
    La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
  20. Đâm
    Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
  21. Khải
    Gãi (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  22. Tiểu
    Lọ nhỏ bằng sành, thường dùng để đựng tro cốt người chết sau khi hỏa táng.
  23. Hồi
    Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.

    Quả hồi

    Quả hồi

  24. Chữ thọ và hoa hồi là chữ và họa tiết trang trí trên bàn thờ.
  25. Cói
    Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.

    Cói

    Cói

  26. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  27. Xà gồ
    Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).

    Xà gồ chạm hoa văn

    Xà gồ chạm hoa văn

  28. Xoan
    Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.

    Hoa xoan

    Hoa xoan

  29. Có bản chép: cười điêu.
  30. Cỏ may
    Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.

    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)

    Cỏ may

    Cỏ may

  31. Đâm sấp dập ngửa
    Dáng đi vội vàng, tất tưởi. Thành ngữ này cũng chỉ người đang bận rộn túi bụi, không được thảnh thơi.
  32. Măng không uốn, tre uốn sao được
    Dạy con phải dạy từ nhỏ, nếu để lớn lên, tật xấu thành nếp thì khó mà bảo ban được nữa.
  33. Vồng
    Uốn cong lên.