Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  2. Khinh
    Nhẹ, coi nhẹ (từ Hán Việt).
  3. Mựa
    Chớ, đừng (từ cổ).

    Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
    (Nguyễn Trãi)

  4. Tửu điếm
    Quán rượu (từ Hán Việt).
  5. Trà đình
    Quán trà (từ Hán Việt).
  6. Lon tộn
    Lon có đáy vổng lên (tộn lên) hoặc lõm xuống (tộn xuống).
  7. Hẻo rằn
    Một giống gạo đỏ trước đây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên-Huế. Đây là giống gạo ngon, thường được xay xát vừa phải để còn lớp cám mỏng dính quanh hạt, và được dùng để nấu các món ăn đặc sản như cháo gạo đỏ cá bống thệ, bánh tráng gạo đỏ nước hến...

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

  8. Ốt dột
    Xấu hổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Từ này đôi khi được viết là oốc doộc.
  9. Mạ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  11. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  12. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  13. Thư lại
    Viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đường thời phong kiến, thực dân. Ở Trung và Nam Bộ, từ này cũng được phát âm thành thơ lại.
  14. Có bản chép: cấy cày.
  15. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  16. Có bản chép: Lẳng lơ.
  17. Cung quế
    Mặt trăng. Theo điển tích Trung Quốc: vua Đường Minh Hoàng đêm Trung thu đi chơi cung trăng, thấy bầy vũ nữ múa hát dưới một cây quế rất to. Từ đó cách nói cung quế, thềm quế, điện quế, bóng quế... đều để chỉ mặt trăng.

    Cũng có kẻ màn lan trướng huệ
    Những cậy mình cung quế Hằng Nga

    (Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du)

  18. Phù dung
    Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).

    Hoa phù dung

    Hoa phù dung

  19. Ăn bánh quên vợ, ngậm cơm quên mép
    Ham cái lợi nhỏ trước mắt mà bỏ mất cái lợi ích quan trọng.
  20. Bồng Báo
    Tên một huyện thuộc phủ Thiệu Thiên, nay là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. , còn có các tên cũ là Biện Đà và Đông Biện. Truyền thuyết nói rằng: Con đê làng bắt qua bên kia sông Mã có hình chiếc đòn càng, nên người làng Bồng ngày xưa có nhiều người đỗ đạt làm quan.
  21. Úm
    Ôm ấp, che chở.
  22. Có tiếng có tăm
    Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
  23. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  24. Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

    Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

  25. Đạn súng thần công tìm thấy Huế

    Đạn súng thần công tìm thấy ở Huế

  26. Cám
    Chất bột màu vàng nâu, do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn ra khi giã, xát, thường dùng làm thức ăn cho lợn.
  27. Cám hấp trên vung
    Người hoặc việc dở hơi, ngớ ngẩn, ngược đời.
  28. Có bản chép: xứ Huế.
  29. Áo tứ thân
    Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.

    Phụ nữ mặc áo tứ thân

    Phụ nữ mặc áo tứ thân

  30. Lưu thủy
    Nước chảy (từ Hán Việt). Cũng mang nghĩa bóng là thoáng qua như nước chảy, không sâu đậm, không gắn bó.

    Kê Khang này khúc Quảng Lăng
    Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
    (Truyện Kiều)

  31. Sở Khanh
    Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
  32. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  33. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  34. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)