Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hàng Cá
    Tên một con phố thuộc hệ thống phố cổ Hà Nội, đi từ Hàng Đường, cắt ngang phố Chả Cá, đến phố Thuốc Bắc. Xưa kia, khi còn chưa lấp sông Tô Lịch, nơi đây gần cửa sông nên là nơi tập trung bán cá, gọi tên là trại Tiền Ngư (cá tươi).
  2. Hàng Hương
    Nay là phố Hàng Cháo, trước đây chuyên sản xuất loại hương đen cổ truyền. Từ vài chục năm nay còn có một phố Hoàng Hương khác do một số người có nghề làm hương trầm quê ở làng Đông Lỗ, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên di cư sang sinh sống lập ra. Phố Hoàng Hương này chỉ dài dài 65m, rộng 6m, nối giữa phố Phùng Hưng và phố Lý Nam Đế.
  3. Lồn Hàng Cá, má Hàng Hương
    Câu đùa về hai loại mùi hôi và thơm nhất Hà Nội.
  4. Tân khách
    Khách khứa nói chung (từ Hán Việt).
  5. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  6. Dưỡng nhi
    Nuôi nấng con cái (chữ Hán).
  7. Đại lão
    Tuổi già, người già (chữ Hán).
  8. Vóc
    Thân hình, thân thể con người.
  9. Dưỡng dục
    Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
  10. Cá lưỡi trâu
    Một loài cá thuộc họ cá Bơn phổ biến ở nước ta. Thân cá dẹp, dài khoảng 30 cm , mặt lưng và mặt bụng có hai màu khác nhau rõ ràng. Hai mắt đều nằm trên lưng vì khi bơi thân cá nằm sấp uốn lượn như một dải lụa. Cá lưỡi sống ở vùng biển cạn gần bờ, thường nằm vùi mình trong cát biển hoặc nằm sát dưới cát. Tuy nhiên, cá lưỡi trâu cũng có thể sống ở gần cửa sông nước lợ cũng như vào sâu trong các sông nước ngọt.

    Cá lưỡi trâu

    Cá lưỡi trâu

  11. Cá trèn bầu
    Một loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt gặp nhiều ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Cá trèn bầu dài từ 9 đến 50 cm, thân hơi dẹp ngang, thịt ngon là loài có giá trị kinh tế cao.

    Cá trèn bầu

    Cá trèn bầu

  12. Trớt
    Trề ra.
  13. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  14. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  15. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  16. Bài đồng dao này thường được hát khi chơi trò chơi "kéo cưa lừa xẻ." Hai người chơi (ví dụ hai mẹ con) ngồi đối diện, nắm chặt tay nhau, sau đó vừa hát vừa kéo tay qua lại như đang cưa gỗ. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần theo nhịp bài hát.
  17. Tay bằng miệng, miệng bằng tay
    Nói được, làm được.
  18. Bưng mắt bắt chim
    Chuyện dễ làm ra khó. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình Tịnh Của)
  19. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  20. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  21. Cói chó ngó cá tràu
    Tham muốn những cái quá sức mình. Cói chó chỉ bắt được tép, cá lòng tong... nhưng nhìn thấy cá tràu thì vẫn thèm thuồng.
  22. Núi Chúa
    Một đỉnh núi thuộc nhánh Đông Trường Sơn đâm ngang ra biển trong dãy Đại Lãnh, là ranh giới của hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, cao độ 1010 mét. Trên đỉnh luôn có làn mây trắng bao phủ, lại là cửa gió từ các phía thổi tới theo mùa, như gió Tây - Nam, gió Đông - Bắc, gió Nồm… nên nhìn từ xa đỉnh núi Chúa như có rồng vờn lượn quanh năm.

    Tác giả Nguyễn Đình Tư trong quyển Non nước Phú Yên viết: Tương truyền xưa kia, mỗi khi ở kinh đô có một vị vua chúa băng hà, thì tại núi này tự nhiên phát ra ba tiếng nổ lớn như tiếng sấm động, cho nên người ta mới gọi như thế.

    Núi Chúa

    Núi Chúa

  23. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  24. Má đào
    Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.

    Bấy lâu nghe tiếng má đào,
    Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
    (Truyện Kiều)

  25. Cậy
    Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
  26. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  28. Chết chủ
    Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).