Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cắn rốn
    Do chữ phệ tê hà cập (cắn rốn sao kịp). Con chồn thơm nhờ cái cái xạ ở nơi rốn, nên khi bị thợ săn đuổi bắt thì nó tự cắn rốn nuốt đi. "Cắn rốn không kịp" nghĩa bóng: Ăn năn đã muộn.
  2. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  3. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  4. Dìa
    Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
  5. Trỏng
    Trong ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Gióng
    Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.

    Quang gánh

    Quang gánh

  7. Lọi
    Gãy lìa (phương ngữ).
  8. Đòn triên
    Đòn gánh (phương ngữ Trung Bộ). Xem thêm Gióng.
  9. Cùng một hoàn cảnh như nhau (một bên mất chồng một bên mất vợ).
  10. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  11. Nhu
    Mềm mại, hiền lành (từ Hán Việt).
  12. Cương
    Cứng, rắn; còn được đọc trại là cang (từ Hán Việt).
  13. Nhược
    Yếu, kém (từ Hán Việt).

     

  14. Cường
    Mạnh (từ Hán Việt).
  15. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  16. Chính thất
    Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
  17. Trâu mà có đầu thon, chân trước cao, chân sau thấp thì là trâu tốt.
  18. Chân cò tay nhện: Cơ thể yếu ớt, tay chân lẻo khoẻo.
  19. Nhiễu điều
    Tấm nhiễu màu đỏ, dùng phủ lên những đồ vật quý để trang trí và che bụi.
  20. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  21. Gàu giai
    Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

    Tát nước bằng gàu giai

    Tát nước bằng gàu giai

  22. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  23. Se
    Khô.
  24. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Có bản chép:
    Chợ trưa, người vãn, còn nài thấp cao.
  26. Mắt phượng
    Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
  27. Mày ngài
    Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.