Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  2. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  3. Tầm
    Tìm (từ Hán Việt)
  4. Sa
    Rơi xuống (từ Hán Việt).
  5. Có bản chép: "Vàng sa xuống giếng khôn tìm".
  6. Thì la, thì lảy
    Từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  7. Có bản chép: Thìa là, thìa lẩy. Hoặc: Chè la, chè lẩy.
  8. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  9. Dựa cột
    Ngồi dựa vào cây cột để nghỉ ngơi.
  10. Có bản chép: Ăn quà là ba, Kêu ca là bốn.
  11. Láu táu
    Hấp tấp, lanh chanh.
  12. Cựu trào
    Triều cũ, thời cũ.
  13. Ăn học cựu trào
    Học theo lối cũ, học đạo Khổng, chữ Nho.
  14. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  15. Hồn bất phụ thể
    Hồn không nương vào xác, sợ mất hết cả hồn vía.
  16. Nhân huynh
    Tiếng tôn xưng dùng gọi anh em, bạn (từ Hán Việt).
  17. Nam nữ thụ thụ bất thân
    Quan niệm hành xử của Nho giáo, rằng nam nữ không được đụng chạm vào nhau (hai chữ thụ, một chữ nghĩa là cho, chữ kia nghĩa là nhận).
  18. Từ đường
    Nhà thờ tổ tiên (từ Hán Việt).
  19. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  20. Hát trống quân
    Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Hát trống quân

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  21. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  22. Săng lẻ
    Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.

    Rừng săng lẻ

    Rừng săng lẻ

  23. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  24. Tao khang
    Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
  25. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  26. Lỗ
    Trổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  27. Ngụy
    Lạ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).
  29. Câu hát đố nhắc đến Văn Vương (văng), Võ Vương (vỏ), Thành Thang (than), ba vị vua của Trung Hoa cổ đại. Câu đáp nhắc đến Trâu (cũng gọi là Chu), Lỗ, Ngụy, Tề, bốn nước của Trung Hoa cổ đại.
  30. Lái
    Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  31. Phong Lệ
    Tên một làng cổ, có tên gốc là xứ Đà Ly, sau chia làm hai làng là Phong Bắc nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, và Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Làng Phong Lệ có lễ rước Mục Đồng truyền thống để cầu cho lúa tốt, được mùa. Tại đây cũng có di tích khảo cổ Phong Lệ, di tích Chăm tiêu biểu nhất của thành phố.

    Lễ rước Mục Đồng làng Phong Lệ

    Lễ rước Mục Đồng làng Phong Lệ

  32. Đấy
    Đái (phương ngữ).
  33. Xáng
    Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
  34. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  35. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Rậm.
  36. Bo bo
    Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...

    Bo bo, tên khoa học là Coix Lacryma-jobi.

    Bo bo

  37. Bất lương
    Không lương thiện (từ Hán Việt).
  38. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)