Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  2. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  3. Hiềm
    Nghi, giận, lo buồn. Trước đây từ này cũng nói và viết là hềm.
  4. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  5. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  6. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  7. Cửa bàn pha
    Loại cửa của nhà lá mái Bình Định, gồm nhiều cánh có thể tháo lắp được. Nửa bên dưới của cửa bàn pha làm bằng tre hoặc gỗ, bên trên là hệ thống con lơn đẩy qua lại để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng.
  8. Phú Xuân
    Một địa danh ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trước đây là kinh đô của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta.
  9. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  10. Có ý kiến cho rằng bài ca dao này xuất hiện vào thời kì nhà Nguyễn mở đất về phía Nam (thế kỉ 17).
  11. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Chơi vơi
    Trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, không biết bám víu vào đâu.
  13. Thuyền thúng
    Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.

    Chèo thuyền thúng.

    Chèo thuyền thúng.

  14. Lủng
    Thủng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Ngoan
    Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
  17. Bạn lan
    Từ Hán Việt là lan hữu, chỉ người bạn quân tử đáng quý như hoa lan.
  18. Suối Ngổ
    Một con suối đẹp ở tỉnh Khánh Hòa, nằm ở phía Đông Bắc cổ thành Diên Khánh. Do trước có nhiều rau ngổ mọc hoang ven suối nên người ta gọi tên suối Ngổ.
  19. Mỹ Xuyên
    Tên một làng cổ thuộc thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Làng này nổi tiếng là nơi có nhiều sắc phong nhất Việt Nam.
  20. Niền
    Cái đai, cái vành của một vật gì (ví dụ như cối xay).
  21. Chun
    Chui (phương ngữ).
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  24. Theo tín ngưỡng dân gian, vợ chồng bằng tuổi thì hành khí (ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) như nhau, không xung khắc nhau nên thuận hòa, dễ làm ăn, sống sung túc, thoải mái (ngồi duỗi mà ăn).
  25. Đồng đen
    Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
  26. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua