Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. An Giang
    Tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và biên giới Campuchia, hai tỉnh lị là Long Xuyên và Châu Đốc. Đất An Giang màu mỡ, nhiều phù sa và khoáng sản, lại có lắm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, núi Sam, Thất Sơn, rừng tràm Trà Sư...

    Cảnh đẹp rừng tràm Trà Sư

    Cảnh đẹp rừng tràm Trà Sư

  2. Săng
    Quan tài.
  3. Cối xay bột
    Loại cối dùng để xay nông sản như gạo, ngô... thành bột. Cối được làm bằng đá (nên cũng gọi là cối đá), gồm hai thớt: thớt trên được khoét lõm hình bán nguyệt, thớt dưới được khoét máng vòng quanh. Hai thớt được lắp cố định với nhau bằng một trục (gọi là ngõng). Để xay bột, người ta đổ nông sản vào thớt trên và xoay thớt quanh trục; nông sản chảy xuống theo lỗ được sức nặng của thớt trên nghiền nát và hòa với nước chảy xuống máng của thớt dưới.

    Cối xay bột

    Cối xay bột

  4. Kiến Vàng
    Tên trước đây của xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, Tiền Giang, trước đây khá nổi tiếng về nghề đan bàng.
  5. Cỏ bàng
    Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.

    Đêm đêm trong ánh trăng mờ
    Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng

    (Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)

    Đồng cỏ bàng ở Mộc Hoá, Long An

    Đồng cỏ bàng ở Mộc Hoá, Long An

    Đan (đươn) bàng

    Đan (đươn) bàng

  6. Neo bàng
    Còn gọi là néo bàng, chỉ bó cỏ bàng vừa nhổ xong, to cỡ bằng cột nhà (phương ngữ Nam Bộ).

    Neo bàng

    Neo bàng

  7. Mo
    Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.

    Mo cau

    Mo cau

    Cơm nắm gói trong mo cau.

    Cơm nắm gói trong mo cau.

  8. Đăng
    Tên một làng chài nay thuộc xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
  9. Bát bịt
    Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
  10. Tôm rằn
    Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.

    Tôm rằn

    Tôm rằn

  11. Tương thân
    Thương yêu lẫn nhau (từ Hán Việt).
  12. Chạy có cờ
    Chạy tất tả, gấp rút. Xem thêm Chạy như cờ lông công.
  13. Bo bo
    Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...

    Bo bo, tên khoa học là Coix Lacryma-jobi.

    Bo bo

  14. Có bản chép: Chui vào.
  15. Tháng 7 năm 1980, phi công Phạm Tuân được Liên Xô đưa vào vũ trụ trong một chuyến bay cùng với đại tá người Nga Gorbatko theo chương trình Interkosmos. Bài ca dao nói về sự kiện này.
  16. Khoai mì
    Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  17. Ghi tên mua mì
    Trong thời bao cấp, hàng hóa (nhất là lương thực thực phẩm) được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu. Muốn mua hàng, người dân phải đăng kí trước bằng các phiếu mua, nên gọi là "ghi tên mua mì."

    Phiếu mua lương thực trong thời kì bao cấp

    Phiếu mua lương thực trong thời kì bao cấp

  18. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  19. Trà My
    Một địa danh thuộc miền núi của tỉnh Quảng Nam, nay là hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, là địa bàn sinh sống của các dân tộc Ca Dong (Xê Đăng), M'nông, Co và Kinh. Trà My từ lâu nổi tiếng với đặc sản là cây quế.
  20. Tiên Phước
    Địa danh nay là một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ chừng 25km về phía Tây. Ở đây có đặc sản là tiêu Tiên Phước, một loại tiêu có vị cay nồng nhưng rất thơm. .

    Vườn tiêu Tiên Phước

    Vườn tiêu Tiên Phước

  21. Mì Quảng
    Một món ăn đặc trưng của tỉnh Quảng Nam, làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... vào bát mì để thêm hương vị.

    Mì Quảng

    Mì Quảng

  22. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An