Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hải Phòng
    Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê HoànNgô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

    Một góc Hải Phòng

    Một góc Hải Phòng

  2. Bảy Ngàn
    Nay là tên một trong bốn thị trấn của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Địa danh Bảy Ngàn bắt nguồn từ công trình đào kênh xáng Xà No của người Pháp trước đây. Năm 1901, người Pháp khởi công đào kênh Xà No dài 34 cây số nối từ vàm xáng rạch Cần Thơ (một nhánh của sông Hậu) đến ngọn rạch Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn). Để phát huy tác dụng của kênh xáng Xà No, người Pháp tiếp tục cho đào các con kênh ngang vào đồng ruộng, cứ 500 mét là một con kênh nhỏ, 1000 mét là con kênh lớn. Từ đó có các địa danh như: Một Ngàn, Bảy Ngàn, Bảy Ngàn Rưỡi, Mười Ngàn... thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
  3. Choại
    Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.

    Đọt choại non

    Đọt choại non

  4. Cỏ bàng
    Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.

    Đêm đêm trong ánh trăng mờ
    Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng

    (Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)

    Đồng cỏ bàng ở Mộc Hoá, Long An

    Đồng cỏ bàng ở Mộc Hoá, Long An

    Đan (đươn) bàng

    Đan (đươn) bàng

  5. Đươn
    Đan (phương ngữ Nam Bộ)
  6. Cái nóp
    Còn gọi là chiếc nóp, là một loại túi ngủ có tác dụng chống muỗi và côn trùng của người dân nghèo miền Tây Nam Bộ trước kia. Nóp là một tấm đệm đan bằng sợi bàng, dài khoảng chừng 2 mét, rộng chừng 1 mét. Tấm đệm bàng này được gập đôi lại, may khít hai đầu nên kín được 3 cạnh, chỉ chừa lại một mí ngang gọi là lưỡi gà để người chui vào nằm. Nằm trong nóp có thể chống lạnh, muỗi mòng, bù mắt và vắt nhưng rất ngột ngạt nên chỉ người dân nghèo mới sử dụng.

    Cái nóp

    Cái nóp

  7. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  8. Áo chưa đậu sống
    Áo chưa may đường sống lưng.
  9. Sinh dục
    Đẻ ra và nuôi lớn (từ Hán Việt).
  10. Tạo hóa
    Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
  11. Cội
    Gốc cây.
  12. Thách cá
    Trong một độ gà chọi hay cá thia thia, sau khi xem xét kĩ lưỡng con vật rồi, những người cầm chắc con của mình chọn sẽ thắng, bèn thách mọi người bắt số tiền cá của mình (Việt Nam tự điển - Lê Văn Đức). Còn nói thả cá.
  13. Gá bạc
    Tổ chức đánh bạc.
  14. Thả cá (thách cá) và gá bạc là hai trò đỏ đen mau sinh lợi nhất nhì ngày trước.
  15. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  16. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  17. Tiểu
    Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
  18. Thân
    Bản thân.
  19. Dưa cần
    Một loại dưa muối (rau củ trộn muối để lên men) làm từ rau cần.
  20. Sáng bể: phía biển Đông sáng trời; tối rừng: phía tây bầu trời tối sẫm. Buổi tối, đằng đông bầu trời sáng thì sẽ có hạn hán lớn; còn nếu như trời tối sẫm ở phía tây là dấu hiệu trời sắp có mưa, không đáng ngại.
  21. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  22. Thanh trà
    Một loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả thanh trà có vị ngọt hoặc chua tùy theo loại, nhưng đều có hột to, vỏ màu vàng ruộm, mùi thơm thanh thanh như xoài. Cần phân biệt thanh trà Nam Bộ với thanh trà xứ Huế.

    Thanh trà miền Nam

    Thanh trà miền Nam

  23. Cá măng
    Còn gọi là cá măng sữa, cá măng biển, cá chua, một loài cá có nhiều ở phía đông vịnh Bắc Bộ và vùng biển Trung Bộ. Cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt. Cá măng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh cá măng chua, cá măng nấu lá giang, chả cá, v.v.

    Cá măng

    Cá măng

  24. Cá mè.
  25. Gà tây
    Còn gọi là gà lôi, một loại gà lớn có nguồn gốc châu Mỹ, có lông đen hoặc lốm đốm hoặc trắng, thịt thơm ngon, giàu protein.

    Gà tây

    Gà tây