Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  2. Chợ Vĩnh Long
    Chợ trung tâm tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thuộc hàng lớn nhất các tỉnh miền Tây, từ xưa đã có tiếng là tấp nập. Hiện nay chợ Vĩnh Long là đầu mối nhiều mặt hàng nông sản, nhất là trái cây.

    Chợ Vĩnh Long hiện nay

    Chợ Vĩnh Long hiện nay

  3. Đồng Tháp
    Một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia, nổi tiếng với những đầm sen, bàu sen... Ngó và hạt sen là những đặc sản của vùng này.

    Đầm sen Đồng Tháp

    Đầm sen Đồng Tháp

  4. Lú lẫn, ngu dại.
  5. Rú ri
    Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Phan Trần
    Một truyện Nôm khuyết danh, chưa rõ sáng tác trong thời gian nào. Truyện gồm 954 câu lục bát, kể về tình yêu hai nhân vật Phan Sinh và Kiều Liên. Theo nhà phê bình Hoài Thanh: "Lời văn kể chuyện thỉnh thoảng có cái vị tươi mát và hồn nhiên của tiếng nói quần chúng, nhiều khi vui đùa dí dỏm và luôn luôn êm đẹp nhẹ nhàng, nói chung rất điêu luyện mà không bao giờ cứng nhắc, khô khan. Nhiều câu rất giống Truyện Kiều. Lời văn cũng góp nhiều vào cái vị ngọt ngào của câu chuyện."
  7. Câu ca dao là lời răn của các nhà Nho nghiêm khắc, nhắc nhở mọi người không nên theo lối sống trong truyện Phan Trần và Truyện Kiều mà các vị cho là buông tuồng, vượt ngoài vòng lễ giáo phong kiến. Nguyễn Công Trứ đã từng mắng Kiều rất nặng:

    Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
    Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!
    Bán mình trong bấy nhiêu năm
    Đố đem chữ "Hiếu" mà lầm được ai.

    (Vịnh Thúy Kiều)

  8. Của ruộng đắp bờ
    Lấy đất ở dưới ruộng đắp lên bờ ruộng. Nghĩa bóng: Người thân cho nhau thì chẳng mất mát đi đâu, chẳng thiệt thòi gì. Cũng có nguồn giải thích: Giúp đỡ lo liệu cho người khác mà dùng chính tiền của của người ấy thì chẳng mất mát gì mà lại được tiếng.
  9. "Hoàng trùng" là con châu chấu, "vi trùng" chỉ nạn dịch tả. Vào đầu thế kỉ 20, có giai đoạn hai tỉnh Hà Đông và Thái Bình của miền Bắc nước ta bị nạn châu chấu và dịch tả kế tiếp nhau. "Hoàng trùng" và "Vi trùng" còn ám chỉ Hoàng Cao Khải (tổng đốc Hà Đông) và Vi Văn Định (tổng đốc Thái Bình), hai viên quan được cho là thân Pháp thời bấy giờ.

    Theo Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch thì câu này thật ra là vế đầu câu đối của ông Nguyễn Đình Đạo:

    Hoàng trùng đi, Vi trùng lại, suy đi xét lại, Vi hại hơn Hoàng
    Pháp tặc áp, Nhật tặc đăng, quỷ áp ma đăng, Nhật tăng hơn Pháp

  10. Có bản chép: Nem cá.
  11. Hòa Vang
    Địa danh nay là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng nhờ các địa điểm du lịch sinh thái như Bà Nà - núi Chúa, Suối Mơ...

    Tượng Phật trên đỉnh Bà Nà

    Tượng Phật trên đỉnh Bà Nà

  12. Bánh tổ
    Một loại bánh tết truyền thống của Quảng Nam. Bánh được chế biến từ nếp và đường, đựng trong những cái "rọ" bằng lá chuối. Bánh dẻo, ngọt, có thể cắt ăn ngay hoặc chiên giòn.

    Bánh tổ

    Bánh tổ

  13. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  14. Trà Kiệu
    Một làng thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là kinh đô của vương quốc Champa cổ, hiện nay ở Trà Kiệu vẫn còn lưu giữ các di chỉ, di tích khảo cổ quan trọng: thành cổ Trà Kiệu, đền, tượng, bệ thờ, phù điêu...

    Thành cổ Trà Kiệu

    Thành cổ Trà Kiệu

  15. Tam Kỳ
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trung tâm tỉnh. Trước đây (đến nửa đầu thế kỷ 20), địa danh Tam Kỳ còn dùng để chỉ một xã thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và “làng Tam Kỳ” cùng “làng Tứ Bàn” là hai trong các làng địa phương trước Cách mạng tháng Tám trực thuộc xã ấy.
  16. Chim quy, chim hồng trong bài ca dao này chỉ người con gái đẹp.
  17. Vuông tròn
    Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
  18. Lá lốt
    Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.

    Lá lốt

    Lá lốt

  19. Khi hát bài này, trẻ em thay "A" và "B" thành tên của hai người mình muốn chọc ghẹo, ghép đôi.
  20. Có nơi hát: Hai bên đồng tình.
  21. Sa đì
    Tên gọi dân gian của bệnh trĩ.
  22. Giâm
    Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
  23. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  24. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  25. Tỉ như
    Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
  26. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  27. Nhơn đạo
    Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).