Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  2. Khêu
    Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.

    Một cây đèn dầu

    Một cây đèn dầu

  3. Năm thê bảy thiếp
    Thê là vợ cả, thiếp là vợ lẽ. Năm thê bảy thiếp chỉ việc một người có nhiều vợ trong chế độ phong kiến.
  4. Chính chuyên
    Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
  5. Nhận
    Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
  6. Ngân Hà
    Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.

    Nguồn: Rick Whitacre.

    Dải Ngân Hà. Nguồn: Rick Whitacre.

  7. Có bản chép: băng hà. Băng hà nghĩa là chết, nhưng chỉ dùng cho vua chúa.
  8. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  9. Bể
    Biển (từ cũ).
  10. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Nhơn
    Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Ô môi
    Một loại cây thân gỗ có hoa màu cam đỏ, rất quen thuộc ở miền Tây Nam Bộ. Trái ô môi hình trụ dài tới 60cm, có màu đen khi chín, có nhiều ngăn, trong mỗi ngăn có một hạt màu nâu nhạt, dẹp và cứng. Thịt quả ăn tươi được, hạt có thể ngâm nước cho mềm để nấu chè.

    Quả và hạt ô môi

    Quả và hạt ô môi

  13. Bài ca dao này trêu chọc những người bị bệnh hen (dân gian gọi là bệnh nực), mỗi khi thời tiết thay đổi thì hay thở khò khè trong cổ họng (tục gọi là cò cử, hoặc cưa).
  14. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  15. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  16. An Tân
    Một địa danh xưa, tục gọi Bến Ván, nay thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
  17. Tơ mành
    Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.

    Cho hay là thói hữu tình
    Đố ai dứt mối tơ mành cho xong

    (Truyện Kiều)

  18. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  21. Quản
    E ngại (từ cổ).