Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  2. Đò nào sào ấy
    Tùy tính chất công việc mà lựa chọn công cụ, phương thức cho đúng.
  3. Lần hồi
    Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.
  4. Biên Hòa
    Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.

    Bưởi Biên Hòa

    Bưởi Biên Hòa

  5. Tánh Linh
    Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Thuận. Hai chữ Tánh Linh có nguồn gốc từ tiếng Chăm "Play T'nao Linh" nghĩa là "bàu nước thiêng." Trước đây, đây là một vùng đất ma thiêng nước độc.
  6. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  7. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  8. Nguyệt
    Mặt trăng (từ Hán Việt).
  9. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  10. Tầm phơ tầm phất
    Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
  11. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  12. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  13. Khởi lai
    Trỗi dậy, như khi đang nằm thì ngồi dậy (từ Hán Việt).
  14. Minh bạch
    Rõ ràng (từ Hán Việt).
  15. Gá tiếng
    Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
  16. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  17. Khứ lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  18. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Tầm
    Tìm (từ Hán Việt)
  20. Nghiệt
    Ác nghiệt, nghiệt ngã.
  21. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  22. Bát tiết
    Tám trong số hai mươi bốn tiết khí theo cách tính lịch của Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tám tiết này đánh dấu những thời điểm quan trọng đối với nhà nông, đó là: lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Cách nói tứ thời bát tiết (bốn mùa, tám tiết) chỉ trạng thái luôn luôn, quanh năm.

    Tứ thời, bát tiết canh chung thủy
    Ngạn liễu, đôi bồ dục điểm trang

    (Đôi câu đối của cụ Nguyễn Khuyến viết tặng anh hàng thịt).

  23. Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm động dục của chó là mùa thu, trâu thì mùa hè, còn người thì... quanh năm.
  24. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  25. Sợi mắc
    Sợi tơ chính, được mắc dọc theo khung cửi dệt lụa. Khi dệt, tơ mành được luồn ngang kéo bằng con thoi giữa hai hàng sợi mắc. Vì thường bị kéo căng, sợi mắc phải chắc chắn hơn và thường to hơn sợi mành.
  26. Tơ mành
    Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.

    Cho hay là thói hữu tình
    Đố ai dứt mối tơ mành cho xong

    (Truyện Kiều)

  27. Nốt son
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nốt son, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  28. Nốt cục
    Nốt rối thường có trên những sợi tơ tằm to, sần. Những sợi tơ có nốt cục không thể dùng để dệt lụa, mà lại dành để dệt quai thao cho nón.
  29. Triều Khúc
    Còn có tên là Cầu Đơ, Kẻ Đơ, hay Đơ Thao, là một ngôi làng cổ nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ nổi tiếng với nghề dệt quai thao cho nón từ lâu đời. Trong làng có hai ngôi đình thờ Phùng Hưng, được dựng từ thế kỷ 17 với quy mô kiến trúc khá bề thế. Theo thần phả và truyền thuyết thì vào năm 791, trên đường tiến quân vào bao vây thành Tống Bình (nội thành Hà Nội ngày nay), dẹp bỏ ách đô hộ của nhà Đường do Cao Chính Bình cầm đầu, Phùng Hưng đã chọn Triều Khúc làm đại bản doanh, tức khu vực đình hiện nay.

    Làng Triều Khúc

    Làng Triều Khúc

  30. Chỉ bộ phận sinh dục phụ nữ.
  31. Trượng phu
    Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
  32. Ảng
    Đồ chứa nước sinh hoạt hình tròn giống cái lu, được đúc bằng xi măng, thường thấy ở các vùng quê Quảng Nam.
  33. Lỗ lù
    Lỗ khoét trên thành hoặc dưới đáy các vật đựng nước hay ghe thuyền, dùng để xả nước khi cần.
  34. Mỗi cái ảng có một cái lù, nhưng nếu anh chàng này ngây thơ mà trả lời “hai cặp ảng là bốn cái lù” thì rơi vào bẫy của cô gái ngay, vì “bốn lù” nói lái lại thành “bú l…”
  35. Hương Ngải
    Xưa gọi là làng Ngái hay Kẻ Ngái, thuộc huyện Thạch Thất xứ Đoài, nay là một xã thuộc huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Truyền thuyết cho rằng có tên như vậy vì khi mới thành lập, xung quanh làng mọc rất nhiều cây ngái dại.

    Lễ rước văn ở làng Ngái

    Lễ rước văn ở làng Ngái

  36. Cổ Am
    Tên cũ là Úm Mạt, một làng nằm ở tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Làng này nổi tiếng là nơi sinh ra nhiều nhân tài và học giả lớn của nước ta như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nho Trần Lương Bật, Trần Công Hân...
  37. Cam
    Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
  38. Đồng Xâm
    Một làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, tỉnh Thái Bình. Làng có nghề chạm bạc truyền thống. Hằng năm làng tổ chức lễ hội vào các ngày 1-5 tháng 4 âm lịch.

    Chạm bạc ở Đồng Xâm

    Chạm bạc ở Đồng Xâm

  39. Volga
    Một hiệu xe sang trọng của Nga, trước đây chỉ dành cho cán bộ cấp cao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Xe Volga

    Xe Volga

  40. Bài này nhại theo bốn câu trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu:

    Bầm ơi, có rét không Bầm
    Hiu hiu gió núi, lâm thâm mưa phùn
    Bầm ra ruộng cấy bầm run
    Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non

  41. Nói
    Hỏi cưới (phương ngữ).
  42. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  43. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  44. Song le
    Nhưng mà (từ cũ).

    Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
    Gác tình duyên cũ chẳng đường trông
    Song le hương khói yêu đương vẫn
    Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng

    (Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)

  45. Thuyền bồng
    Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
  46. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)