Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cỏ gà
    Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."

    Cỏ gà

    Cỏ gà

  2. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Bồ hòn
    Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

    Quả bồ hòn

    Quả bồ hòn

  6. Thành ngữ có câu "Ngậm bồ hòn làm ngọt."
  7. Bạc Liêu
    Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
  8. Cạnh khế
    Cạnh khóe.
  9. Theo truyền thuyết, vua Lê Long Đĩnh một hôm ăn quả khế, trong ruột thấy có hột mận (lý), đoán rằng họ Lý sẽ nổi lên làm vua, bèn sai người đi tìm kẻ nào họ Lý thì giết đi. Trong khi đó, Lý Công Uẩn ngày ngày thường ở bên vua thì vua lại không để ý đến. Rốt cuộc nhà Lê mất vào tay nhà Lý. Người đương thời nhân đó mà đặt ra câu ca dao này để chế nhạo.
  10. Khái, hùm, hổ đều có nghĩa là con cọp.
  11. Ráng
    Những đám mây sáng rực, có màu vàng hay màu hồng sẫm, do phản xạ ánh sáng mặt trời vào lúc rạng đông hay chiều tà. Từ màu sắc của ráng, nhân dân ta có thể dự đoán được thời tiết.

    Áo chàng đỏ tựa ráng pha
    Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

    (Chinh phụ ngâm khúc)

    Ráng chiều (Ảnh: Trương Công Khả)

    Ráng chiều (Ảnh: Trương Công Khả)

  12. Vích
    Một loại rùa biển, lớn hơn đồi mồi, có vẩy sừng cứng ghép sát với nhau, mai hình trái xoan, màu đen xám.

    Con vích

    Con vích

  13. Sân rồng
    Sân trước điện nhà vua. Nơi các quan đến chầu vua.

    Các quan chầu trong sân rồng

    Các quan chầu trong sân rồng

  14. Tông
    Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
  15. Vượt Vũ môn
    Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần KýThủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.

    Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.

  16. U
    Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
  17. Chị của mẹ.
  18. Kíp
    Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
  19. Gạo ngữ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gạo ngữ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Cai
    Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
  21. Ống bơ
    Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.

    Ống bơ

    Ống bơ

  22. Có bản chép: thì phải.
  23. Trà Ôn
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...

    Chợ nổi Trà Ôn

    Chợ nổi Trà Ôn

  24. Cù lao Mây
    Sau còn có tên là cù lao Lục Sĩ Thành thuộc xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây có nghề làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng.

    Bánh tráng cù lao Mây

    Bánh tráng cù lao Mây

  25. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  26. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  27. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Mai dong
    Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  30. Đây là ba việc cực nhọc theo "tổng kết" của người xưa.
  31. Phướn
    Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.

    Phướn

    Phướn

  32. Nhà chay
    Còn gọi là trai đường, là khu vực nhà ăn trong chùa, nơi các nhà sư dùng bữa.