Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phủ Khoái
    Ngày nay là xã Đại Hưng của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Người dân ở đây có nghề đóng gạch thuê.
  2. Xấu Phù Ly, xấu Tuy Viễn
    Xấu lây, xấu huyện này xấu tới huyện khác. (Phù Ly và Tuy Viễn là hai trong ba huyện đầu tiên thuộc phủ Hoài Nhơn dưới thời nhà Lê, nay thuộc tỉnh Bình Định.)
  3. Kiến
    Gặp, trông thấy (từ Hán Việt).

    Nhớ câu "kiến ngãi bất vi"
    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

    (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

  4. Có bản chép: Ruột héo xương mòn.
  5. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  6. An Thái
    Tên một làng nay thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng nằm ven bờ sông Côn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về hướng tây bắc, nổi tiếng là một trong những nôi võ của Bình Định. Tại đây vào ngày rằm tháng 7 hằng năm có tổ chức lễ hội đổ giàn.

    "Tranh heo" trong lễ hội Đổ giàn

    "Tranh heo" trong lễ hội Đổ giàn

  7. Bình Khê
    Tên cũ của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

    Bảo tàng Quang Trung thuộc Tây Sơn, Bình Định

    Bảo tàng Quang Trung thuộc Tây Sơn, Bình Định

  8. Đổ giàn
    Một lễ hội truyền thống được tổ chức vào rằm tháng 7 hằng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giàn là một cái đàn cúng cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ, trên đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một chú heo quay. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, những toán võ sĩ và những người khỏe mạnh đại diện cho các làng tiến vào, sẵn sàng trong tư thế lao lên, vác heo quay, sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang chú heo quay chạy về địa điểm an toàn đã định. Để giật được chú heo, các toán tranh tài cũng đã có sự phân công người trước, người sau, người bảo vệ, người "cản địa" để ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay... Đây là một lễ hội có ý nghĩa đề cao tinh thần thượng võ của đất Tây Sơn - Bình Định.

    "Tranh heo" trong lễ hội Đổ giàn

    "Tranh heo" trong lễ hội Đổ giàn

  9. Giấc mộng Nam Kha
    Những ước mơ, giấc mộng không tưởng, hư ảo. Tiểu sử Nam Kha Thái Thú của tác giả Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc) kể: Thuần Vu Phân say rượu, nằm lăn ra ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình bước vào thân hòe, sang một thế giới khác, ở một nước tên Đại Hòe. Ông đỗ đạt, thăng quan làm Thái Thú ở quận Nam Kha nước này. Nhưng con đường công danh, binh nghiệp chẳng mấy chốc tiêu tan. Thuần Vu Phân tức giận, tỉnh giấc thì lần theo giấc mơ, tìm lại nước Đại Hòe, nhưng trong gốc hòe chỉ thấy một ổ kiến.
  10. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  11. To mồm tốn nước chấm
    Khoa trương, khoác lác nhưng chẳng được tích sự gì (chỉ tốn nước chấm).
  12. Chúa
    Chủ, vua.
  13. Đèo Cả
    Một cái đèo thuộc dãy núi Đại Lãnh, ngăn giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đèo có nhiều vòng cua nguy hiểm, một bên là tảng đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Trước kia, khu vực này là một nơi sản xuất trầm hươngkỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát.

    Đèo Cả cùng với Vũng Rô tạo thành một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng cả nước.

    Đèo Cả

    Đèo Cả

  14. Mười hai bến nước
    Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”

    Mười hai bến nước, một con thuyền
    Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  15. Đoái
    Nghĩ tới, nhớ tới.
  16. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  17. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  18. Bá công bá nghệ
    Trăm thợ trăm nghề (thành ngữ Hán Việt).
  19. Tứ thứ tứ dân
    Bốn hạng dân trong xã hội ngày xưa, theo thứ tự từ cao đến thấp là: sĩ (người có học), nông (người làm nông), công (người làm các nghề thợ), thương (người buôn bán).
  20. Lương nhân
    Danh xưng phụ nữ gọi chồng (Hán Việt).
  21. Phụ nhơn nan hóa
    Đàn bà khó dạy. Cụm từ này ngày xưa hay được dùng để chê bai người phụ nữ.
  22. Lắng
    Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
  23. Chín chữ cù lao
    Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
  24. Nghèo rớt mùng tơi
    Có hai cách hiểu về câu này. Theo cách phổ biến, mùng (mồng) tơi ở đây chỉ loại dây leo quấn, mập và nhớt, lá dày hình tim, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường.

    Rau mùng tơi

    Rau mùng tơi

    Khi nấu canh mùng tơi, lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.

    Theo cách giải thích thứ hai, mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất) - loại áo khoác dùng để che mưa nắng, thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau, rất quen thuộc trong các gia đình nông dân Việt Nam trước đây. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi chứng tỏ rất nghèo.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  25. Có bản chép: Xin em.
  26. Thung huyên
    Cây thung và cỏ huyên, tượng trưng cho cha mẹ. Xem thêm Nhà thungHuyên đường.