Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  2. Tử sanh
    Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  4. Nghê
    Một loài vật trong thần thoại Việt Nam, tương tự như lân trong thần thoại Trung Hoa. Nghê có hình dạng giống chó, không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, đuôi dài vắt ngược lên lưng. Trước cửa các đền chùa, miếu mạo thường có đặt tượng nghê đá.

    Nghê đá tại cổng vào đền Gióng ở Gia Lâm

    Nghê đá tại cổng vào đền Gióng ở Gia Lâm

  5. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  6. Thuấn, Nghiêu
    Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
  7. Canh điền
    Làm ruộng (từ Hán Việt).
  8. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  9. Tượng
    Con voi (từ Hán Việt).
  10. Nhứt phu lưỡng phụ
    Một chồng hai vợ (chữ Hán).
  11. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  12. Minh mông đại hải
    (Nước) mênh mông như biển lớn (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Quỳnh Đôi
    Còn gọi là Làng Quỳnh, nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Quỳnh Đôi nổi tiếng là cái nôi văn hóa lâu đời, xưa làng chỉ có hai nghề: đi học và dệt lụa, ít làm nông vì ít ruộng. Đây là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
  14. Cơn
    Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  15. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  17. Dưỡng nhi
    Nuôi nấng con cái (chữ Hán).
  18. Đại lão
    Tuổi già, người già (chữ Hán).
  19. Vóc
    Thân hình, thân thể con người.
  20. Dưỡng dục
    Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
  21. Tôm he
    Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...

    Tôm he

    Tôm he

  22. Thu Vích, Thu Vi
    Tên hai thôn ở xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  23. Bông vải
    Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.

    Bông vải

    Hoa bông vải

  24. Sông Cầu
    Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

    Thuốc lá Sông Cầu và Sa Pa

  25. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  27. Nói Quảng, nói Tiều
    Nói như người Quảng Đông và người Triều Châu ngày xưa, tức là nói thứ tiếng Việt rất khó nghe. Nghĩa rộng chỉ những người nói không đầu không đũa, khó nghe, khó hiểu.
  28. Cơ trời đất
    Cơ nghĩa là "máy." Người xưa quan niệm trời đất là một cỗ máy, vì vậy có từ "thiên cơ" nghĩa là máy trời.
  29. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  30. Nước rươi là mùa nước triều tràn vào đồng, nơi những vùng tiếp giáp nước ngọt và nước lợ vào khoảng tháng chín, tháng mười âm lịch và khi nước rút để lại rất nhiều rươi từ đất chui lên. Mỗi nước rươi kéo dài từ 3 đến 7 ngày, đến khi có mưa lấp lỗ mới hết kì. Cứ gần ngày đó, người dân ven sông lại chuẩn bị dụng cụ đón bắt rươi về ăn. Về thời điểm mùa nước rươi, dân gian có câu Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm.

    Giăng lưới bắt rươi mùa nước rươi

    Giăng lưới bắt rươi mùa nước rươi

  31. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)