Ngẫu nhiên
-
-
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai. -
Thằn lằn tặc lưỡi mái tranh
-
Trộm trâu, tôi không biết
-
Nói hươu nói vượn
Nói hươu nói vượn
-
Trời mưa trời gió
Trời mưa trời gió
Vác đó đi đơm
Trở về ăn cơm
Trở ra mất đó
Kể từ ngày thương đó, đó ơi
Ðó chưa thưa được một lời cho đây ngheDị bản
-
Vè tôi nghèo
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè tôi nghèo
Nghèo tanh, nghèo hôi
Nghèo lồi mắt cá
Nghèo sạt xương hông
Nghèo không gạo nấu
Nghèo thấu Ngọc Hoàng
Nghèo tàn, nghèo mạt
Nghèo khạc ra tro
Nghèo ho ra máu
Nghèo lủi vô bờ
Nghèo lờ con mắt
Nghèo thắt ống chân
Nghèo sưng cần cổ
Nghèo lỗ máu đầu
Nghèo cực như trâu
Một xâu, hai thuế -
Một đêm quân tử nằm kề
Dị bản
-
Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Sáng trăng giã gạo ngoài trời
Cám bay phảng phất nhớ người đàng xa
Nhớ người da nuột má nà
Có vợ chưa, nói thiệt kẻo ở xa em lầmDị bản
-
Dẫu mà không lấy được em
Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
– Tu mô cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa -
Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương
-
Nước trong veo bao giờ có cá
-
Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều cành
Chim khôn lót ổ, lựa chỗ nhiều cành
Gái khôn lựa chỗ trai lành gởi thânDị bản
Chim khôn lót ổ lựa nhành
Gái khôn lựa chốn trai lành gởi thânChim khôn lót ổ lựa chỗ nhiều cành
Con cá khôn lựa vực, trai lành lựa nơiChim khôn tránh bẫy tránh lờ
Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn
-
Động trời biển mới dậy theo
Động trời biển mới dậy theo,
Biển đâu dám động, biển leo trước trời -
Nghèo thì nghèo ruộng nghèo bò
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo bò
Nghèo chi tiếng nói mà mò không ra?Dị bản
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo trâu
Nghèo chi câu nói, cứ một câu nói hoài?
-
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu
-
Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng
Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng
-
Còn duyên đánh phấn phơi hương
-
Lửa than mà nướng cá trèn
-
Bắc Nam lòng chẳng thương tình
Chú thích
-
- Favorit
- Ta gọi là Pha-vơ-rít, nhãn hiệu một loại xe đạp của Tiệp Khắc cũ.
-
- Huyền
- Một loại đá màu đen nhánh, dùng làm đồ trang sức. Cũng chỉ màu đen nhánh như hạt huyền.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh dầu
- Phần xác của đậu phộng sau khi ép lấy dầu, được ép lại thành bánh tròn. Bánh dầu có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Lỗ máu
- Đỗ máu vì đánh nhau hoặc va chạm mạnh (phương ngữ).
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Mán, Mường
- Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
-
- Thất phu
- Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Lọc lừa
- Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Cá trèn bầu
- Một loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt gặp nhiều ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Cá trèn bầu dài từ 9 đến 50 cm, thân hơi dẹp ngang, thịt ngon là loài có giá trị kinh tế cao.
-
- Bắc nam
- Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.