Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  2. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  3. Chó có váy lĩnh
    Vải lĩnh là một loại vải quý. Chó mặc váy làm bằng vải lĩnh thì hoặc là chuyện trớ trêu, hoang đường, hoặc là kiểu ăn mặc (mở rộng ra là dáng điệu, cách sống) kệch cỡm.
  4. Tầm xuân
    Một loại hoa hồng leo, thân nhiều gai. Hoa tầm xuân có màu hồng nhạt, có nhiều cánh, đến lúc chín thì thành quả màu cam đỏ. Tầm xuân thường được trồng làm cảnh và làm thuốc Đông y.

    Hoa tầm xuân

    Hoa tầm xuân

  5. Có ý kiến cho rằng hoa tầm xuân trong bài này là muốn chỉ đến hoa đậu biếc, một loại hoa có ở vùng duyên hải miền Trung, có màu xanh.

    Hoa đậu biếc

    Hoa đậu biếc

  6. Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài ca dao và đặt tên là "Nụ tầm xuân." Nghe ca sĩ Ái Vân trình bày bài hát.
  7. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  8. Núi Tô Châu
    Một dãy núi nằm ở phía tây của vũng Đông Hồ, Hà Tiên, bao gồm hai ngọn núi là Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu, nay thuộc phường Tô Châu, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tiểu Tô Châu nằm sát bờ Đông Hồ, trên có nhiều chùa chiền, tịnh xá. Đại Tô Châu nằm về phía đông nam của Tiểu Tô Châu, trên núi có nền đá xưa từ thời họ Mạc

    Núi Tô Châu

    Núi Tô Châu

  9. Có bản chép: "Ngó qua bên núi Tô Châu".
  10. Đồi mồi
    Một loài rùa biển, mai có vân đẹp nên thường bị đánh bắt để làm đồ mĩ nghệ (lược, vòng tay, vòng đeo cổ...). Những đốm nám trên da hoặc trái cây cũng gọi là vết đồi mồi.

    Con đồi mồi

    Con đồi mồi

  11. Lỡ cỡ
    Dang dở, nửa chừng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  13. Phật thủ
    Một loại cây có quả thường được dùng để chưng trong dĩa trái cây cúng, đôi khi dùng thay cho chanh hoặc bưởi trong chế biến món ăn, làm mứt, trồng làm chậu kiểng, và làm thuốc Đông y. Phật thủ có nghĩa là bàn tay Phật. Quả phật thủ được cho là mang lại may mắn và tuổi thọ.

    Trái phật thủ

    Trái phật thủ

  14. Ở miền Bắc khoảng tháng 7-8 âm lịch nếu thấy phía đông có mây đen, phương tây có ráng đỏ, lại thấy gió heo may nổi lên thì trời sắp có mưa bão.
  15. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  16. Lụy sa cúc dục
    Nước mắt rơi (lụy sa) vì nghĩ công nuôi nấng (cúc dục) của cha mẹ.
  17. Trần ai
    Vất vả, khổ sở.
  18. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Không vãng nỏ lai
    Không qua không lại.
  20. Rứa răng
    Thế sao (phương ngữ miền Trung).
  21. Đâm sấp dập ngửa
    Dáng đi vội vàng, tất tưởi. Thành ngữ này cũng chỉ người đang bận rộn túi bụi, không được thảnh thơi.